watch sexy videos at nza-vids!
1/1/62

Tuyển trọn truyện ma của Alfred Hitchcock

Phần 10: Cơn Sốt Mùa Xuân

Sarah Shepherd quan sát chồng xuống cầu thang, ông đặt  vali ở trước cửa, canh giờ đồng hồ đeo tay với đồng hồ trên tường, soi gương xem lại cằm mới cạo. Có một vết xà phòng sót lại như lâu lâu vẫn xảy ra. Ông lùi lại ngắm toàn thân mình, ông nhăn mặt. Ông hơi mập ra và ông không hài lòng. Việc này quan trọng đối với ông và không biết ông còn xét nét bà đến cỡ nào. Ông chẳng nói gì, chẳng phê phán mà cũng chẳng khen. Bà ngượng ngùng nhớ lại là làm nhiều trò nhõng nhẽo để thu hút cặp mắt ông: khêu gợi -  như một cô gái lúc xuân thì, hơn là một phụ nữ 55 tuổi. Bà không cảm thấy bà hơn chồng, Gerald đến 12 tuổi... Chẳng cần để ý đến bộ điệu của mình, bà đưa tay vuốt theo những đường cong mềm mại trên eo, trên bụng mình.
Gerald mang bộ hương liệu mẫu vào phòng khách mở ra xem. Mùi thơm sẽ còn phảng phất một lúc lâu sau khi ông đã ra đi.
- Có đủ củi sưởi rồi đó em, nếu đêm nay trời lạnh. Anh mong rằng em không phải xuống làng mua hàng nữa. Cái xe tải giao hàng để làm gì... - ông nhẩm lại lời chào hàng khi sắp xếp kiểm tra các chai hương liệu trong vali một cách đãng trí như thường lệ.
Khi chồng xách cái vali hàng mẫu trên bàn, bà theo ông ra cửa. Ông đứng trên vòm cửa do dự, xốc lại vai áo, hít một hơi sâu:
- Vào những buổi sáng như thế này, anh lại muốn dùng xe hơi.
- Anh phải biết, Gerald, dùng xe hơi anh sẽ đến chỗ khách  hàng sớm hơn được nửa thời gian đấy, và...
- Không em ạ, anh hài lòng đi xe buýt theo hợp đồng và ở thị xã này, dùng xe hơi phiền phức lắm - ông cúi xuống hôn phớt lên má vợ - Chào, đây cơ mà.
Ông chào lớn người ở ngoài khi đã xách hai vali sẵn sàng lên đường. Bà nhìn về hướng ông mới chào, thấy ông hàng xóm duy nhất của mình, một người trồng hoa và rau quả, đang cày miếng vườn. Đầu ông cao bằng con ngựa vì con ngựa lùn. Gió ban mai thổi tung mớ tóc đốm bạc của ông nhổm lên như một bó lúa.
Gerald nhận xét:
- Ông ấy đã về cuối đời rồi. Khi bằng tuổi ông ta, chắc anh cũng sẽ như vậy.
Bà vợ góp ý:
- Ông ấy đâu đã già đến như vậy.  
- Vâng, anh chỉ đoán vậy thôi, chưa già lắm. Nhưng thôi, anh phải đi đây. Tối mai anh mới về. Bảo trọng.
Những bước chân ra đường cái còn vững chải lắm. Ông không thích dùng xe hơi kể cũng lạ. Và không có xe hơi cũng là một lối sống thôi. Có xe hơi thì sẽ có cái gì cụ thể nổi cuộc đời buôn bán ở ngoài của ông và cuộc sống vợ chồng ở nhà. Vào trong xe đi một vòng vào buổi chiều nào đó, bà sẽ cảm nhận được lối sống du thương của ông. Bụi đường sẽ phả vào bà... Như hiện tại, thì bà chỉ cảm thấy sự hiện diện của ông khi ông vắng nhà, qua cái mùi hương liệu thơm hăng hắc từ lô hàng mẫu thôi.
Khi ông đã đi khỏi tầm mắt, bà bắt đầu việc nhà. Dọn dẹp bàn ăn sáng, xếp lại giường chiếu, phủi bụi. Bà đã mang quá nhiều thứ về đây. Mẹ bà đã để lại cho bà tất cả vật dụng bà cụ đã mua sắm trong 70 năm trời. Nhà bà giờ đây không còn chỗ để đặt một quyển sách xuống, nếu trước hết khôngdời một tượng nhỏ, một cái bình, một món đồ sứ ra nơi khác. Thực sự, nhà bà đầy những món linh tinh. Chẳng lấy gì làm ngạc nhiên, bà thấy Gerald đã thay đổi với bà. Chẳng phải hôn nhân làm anh ấy thay đổi, mà vì cái nhà này, với bà ngự trị ở giữa, như một tượng Phật cổ ôm một bình hương trong lòng.
Bà tự nghĩ, thật cũng kỳ lạ, đến lúc này bà mới cảm thấy như vậy. Nhưng thực ra không phải lần đầu tiên bà nghĩ như vậy mà là lần đầu tiên nghĩ ra một từ ngữ để diễn tả. Cũng không phải Gerald luôn xa vắng với bà như vậy. Nhớ lại một cách tách biệt, đã có lúc trong những ngày đầu chung sống, bà bắt gặp chồng đang quan sát mình - không phải để xem sự cách biệt về tuổi tác mà là xem bà đánh giá ông ấy như thế nào.
Bà ấy xếp một số món đồ riêng ra cất vào một xó hay tốt hơn là bán ve chai. Nhưng khi xét từng món bà đã thích đặc biệt, chúng đã thành như con bà, cũng như Gerald đã coi sách như con và anh sống với chúng mỗi tối khi ở nhà. Bà lấy những tạp dề cũ may thành những túi, bỏ cả một bàn đồ cũ vào đó.
Bà không nhìn lại chúng ở trong bao, vội vàng mang chúng xuống nhà chứa đồ sau vườn. Cất chúng xong, bà cảm thấy nhẹ nhàng. Gió tháng năm hiu hiu, ánh mặt trời ban mai dịu dàng ấm áp, như một cánh tay âu yếm choàng qua vai bà. Bà thấy sung sướng như muốn nhảy cởn lên. Bên hàng rào, những bông trường thọ nở rộ, những nụ tulíp đong đưa ngộ nghĩnh như những đứa trẻ mũm mĩm. Ông Joyce đã tháo ngựa và nhìn thấy bà.
Ông ta chào lớn:
- Sáng nay đẹp trời quá - ông ấy phát vào mông con ngựa cho nó đi ăn cỏ rồi trở lại hàng rào.
Bà lên tiếng:
- Tôi ngưỡng mộ vườn hoa của ông quá.
- Năm nay bán được ít; chúng đã quá lứa 2 tuần rồi đó.
- Thật vậy sao? Bà nghĩ, đúng là sự thật rồi, mình thật ngớ ngẩn. Rồi lại một ngớ ngẩn nữa - Nhưng chưa bao giờ tôi lại thấy chúng đẹp như vậy. Sau đó thì chúng ra sao?
- Chết rụi thôi. Mùa hoa năm nay sẽ như vậy. Cả hoa hồng cũng quá lứa, hoa liên vĩ cũng chẳng bán được nhiều. Bởi vậy tôi bỏ mặc chúng ra hạt.
- Như vậy thì hỏng hết.
- Giờ thì bà đã thấy là sư thật chưa? Nâng niu chúng cả năm mà chẳng được mùa đền đáp công lao. Bỏ bê chúng thì chúng lại làm ta sạt nghiệp.
Bà nghĩ, giống như tình yêu, và cứng lưỡi chẳng nói nên lời. Nhưng bà thoáng ửng hồng đôi má.
- Trời ơi, bà đẹp quá, bà Shepherd, xin phép được nói như vậy.-
- Cám ơn ông. có lẽ vì chút hương xuân đấy.
- Hương xuân thường làm chúng ta rạo rực, đúng không bà? Bà có thích một ôm hoa không?
- Tôi rất thích, ông Joyce, nhưng tôi muốn được gửi tiền cho ông.
- Dĩ nhiên tôi không nhận đâu. Năm nay tôi không bán được một nửa, chúng còn cả đống đấy.
Bà coi bàn tay ông ta thoăn thoắt hái hoa. Da dẻ ông ta sạm nắng. Ông đứng thẳng lên, cúi xuống lanh lẹ duyên dáng. Tuy sống bên cạnh nhau nhưng chưa bao giờ ông ta vào nhà chơi. Vợ chồng bà cũng vậy, không sang chơi nhà ông, trừ hôm vợ ông ta mất. Ông ta không buồn nhiều khi vợ mất. Bà đã từng nhận xét với chồng điều đó, lúc ấy. Vợ ông hà tiện và ưa cằn nhằn. Chẳng ngày nào mà bà không lo sợ những chuyện đâu đâu. Nghĩ tới những điều ấy bà Sarah thấy ông Joyce trẻ ra nhiều so với lúc vợ ông ấy còn sống.
- Tốt lắm rồi, đừng ngắt nữa, ông Joyce. Nhiều lắm rồi.
- Tôi có thể tặng bà cả vườn hoa này sáng nay - vừa nói, ông vừa chất hoa lên tay bà.
- Giờ thì ông đã cắt cho tôi nửa vườn rồi.
- Và hình ảnh bà ôm hoa mới đẹp làm sao.
- Thôi, tôi phải ngâm chúng vào bồn nước đây. Cám ơn ông.
Bà thoăn thoắt bước vào nhà, lâng lâng bay bổng như một thiếu nữ ngất ngây với chinh phục đầu tiên của mình, và biết rằng sau mình có cặp mắt mến mộ nhìn theo. Cả buổi sáng nay của bà rực lên với những bông hoa. Bà tắt radio, không có nước mắt sụt sùi cho vở cải lương của cô Julia sáng nay. Đến trưa bà nghe tiếng xe ngựa của ông Joyce ra khỏi trại, lên cái sạp bán hoa quả của ông cạnh đường cái. Bà ngắm ông ta từ cửa sổ, ông ta ngước lên, giở nón chào.
Lâu lâu trong ngày, bà lại nghĩ đến ông ta. Bà đã tạo cho ông ta cảm nghĩ tốt về mình và bà thầm cám ơn. Bà thầm mong chồng mình về nhà tối nay. Bà tự nhủ, cứ từ từ Sarah, bà vẫn chưa bỏ được những thói quen cũ và các năm tháng như bà đã cất những đồ cũ. Bà đâu có béo ra, chỉ tròn trĩnh một chút thôi! Tròn trịa, bà lớn tiếng nhắc lại, nó vang lên như âm thành một củ khoai rơi bõm xuống thùng nước. Tâm tình bà dịu lại và bà tin mình mũm mĩm.
Rồi nắng chiều ấm hơn, và cảm giác uể oải bủa chụp lấy bà. Mãi tới khi ông Joyce trở về nhà, tiếng hát của ông vang vọng đi trước ông, bà mới chồm dậy. Bà lấy một còn gà ra khỏi tủ lạnh và gọi ông ta từ trước vòm cửa.
- Ông Joyce ơi, ông có thích dùng bữa tối với tôi không? Gerald tối nay không về và tôi chúa ghét nấu ăn cho một mình.
- Ồ, thế thì nhất rồi. Nhà tôi chẳng có gì, chỉ một chút thịt heo chó cũng chẳng thèm. Tôi có thể mang gì sang nào?
- Chỉ việc sang đây thôi.
Khi xếp bàn ăn, bà Sarah tự nói với mình: bà là một con dơi già, cố thử cánh bay giữa ban ngày. Nửa giờ sau, bà liếc qua cửa sổ thì vừa thấy Joyce vắt chân qua hàng rào như một con ngựa non còn cứng còng. Ông diện bộ đồ đẹp nhất, tay vung vẩy một chai rượu. Sarah nuốt nước bọt và hơi sợ, vì việc này chính bà bày đặt ra để có một dịp vui. Bà ấy chưa giỡn đến mức phi qua nhà với một tên sở khanh chạy theo sau. Dẫu sao ông Joyce cũng là người khách lịch thiệp. Chai rượu là loại rượu nho May. Ông uống rất chừng mực và khen bữa ăn không ngót lời.
- Bà không biết tôi phục gia đình bà như thế nào đâu, bà Shepherd ạ. Chồng bà kể cũng lạ, sao mà ông ấy chịu được khi vắng nhà.
Bà nghĩ, anh ấy chịu được mình không tưởng tượng nổi.
- Vì công việc của anh ấy. Anh ấy chào hàng, bán hương liệu.
Ông Joyce có hàm răng thật lộ ra khi cười. Bà dùng đầu lưỡi rà hàm răng giả của mình mà ngỡ ngàng.
- Vậy thì khi có đường và hương liệu thì mọi sự êm đẹp, như người ta thường nói.
Bà nghĩ thật tội nghiệp cho Joyce, chắc là ông ta có nhiều bạn gái nhưng sao lại cưới phải bà vơ mướp đắng như vậy. Có thể là do cưới hấp tấp quá, cũng có thể do bị cưỡng ép.
- Chắc là ông cô đơn lắm từ khi bà ấy mất, phải không? Bà nói có vẻ thê lương hơn định nói. Dẫu sao thì vợ ông ấy mất đã 3 năm rồi.
- Không cô đơn hơn khi bà ấy còn sống với tôi - Giọng ông hòa ngay vào ý nghĩa nghiêm trọng của câu bà vừa hỏi - Thật khó nói về người đã khuất, nếu lúc gần chết bà ấy không sửa được tính nết tốt hơn một chút, chúng tôi đã sụm từ lâu rồi.
Ông ta dồn thuốc vào ống điếu.
- Bà không phiền vì hút thuốc chứ?  
- Không, tôi muốn có chút mùi thuốc vương vấn trong nhà.
- Chồng bà có hút thuốc không?
- Vâng có - Bà hơi ngạc nhiên về câu hỏi.
- Trông ông ấy không có vẻ gì người hút ống vố cả - ông ấy nói rồi bập manh tẩu thuốc - Không, bà ạ - ông ấy nói tiếp khi cái tẩu đã nhả khói đều - Bà rất có phúc, không biết đến cái cảnh nhà vắng tanh.
Lúc này bà biết ông ta đang thăm dò. Bà muốn cho ông ấy thỏa mãn một chút.
- Vâng thì tôi kể điều đó là một diễm phúc.
Mắt ông ấy ánh lên thích thú. Em cũng cô đơn như tôi thôi, em gái già ạ. Đôi mắt như muốn nói như vậy và sự thành thật của ông ta khiến bà ta thêm:
- Và tôi muốn anh Gerald ở nhà thường hơn.
- À vâng. Ông ấy đã đến tuổi quanh quẩn lần chót ở trường đua ngựa rồi nghỉ thôi, còn đua tranh gì được nữa - ông ta háp háy mắt nhìn bà qua làn khói.
- Anh Gerald mới 43 tuổi mà - Nói xong bà mới thấy là lỡ lời.
- Nhiều người nghĩ hưu ở tuổi 40, vài người trong giới chúng tôi thì tiếc rẻ sau đó vài tuổi trong ghế xích đu.
Buổi nói chuyện đã đổi chiều và bà chẳng muốn vậy, bà sa lầy trong đó và cố vẫy vùng. Dập lửa bằng cái chổi lông.
- Có trăng kìa - bà nói rồi chạy ra cửa sổ như để vẩy chào một người bạn cũ.
- Vâng, có trăng. Bà có định nhảy lên đó không?
- Ông nói gì, ông Joyce?
- Tốt hơn là tôi nên nói rõ những gì tôi nghĩ trước tiên. Nếu tôi thắng con Mickey vào chiếc xe ngựa cũ, bà có thích đi dạo với tôi một vòng quanh hồ nước nhà máy xay tĩnh lặng không?  
Bà nhìn bóng ông ta ở kính cửa sổ, một bộ mặt tự mãn đượm chút liều lĩnh. Sau 16 năm lập gia đình, bà đã quên cách ứng xử với những đàn ông khác. Nhưng cách ứng xử thì không bao giờ thực sự quên được. Giống như đi xe đạp. Chỉ đi vài vòng là lại đi vững như xưa.
- Tôi thích đi.
Con ngựa trước cái xe bây giờ khác con ngựa kéo cày buổi sáng. Ông Joyce chỉ cần phất nhẹ dây cương lên mông nó là nó quẹo mạnh đến độ muốn hất bà Sarah khỏi những khung tròn bên thành xe. Nhưng ông Joyce đã nhảy lên ghế xà ích, một tay kéo con ngựa đứng chồm trên 2 chân sau, một tay đỡ bà Sarah nằm lên gối, và họ du hành lên nguyệt điện...
Lúc bà tỉnh dậy sáng hôm sau, ánh nắng chiếu thẳng vào mặt bà. Thường thì bà xem Gerald còn nằm trong giường không, bằng cách làm ngay một công việc hàng ngày. Sau cái cựa mình đầu tiên, bà quả quyết rằng ngồi trong một chiếc xe ngựa cũ các lò xo rỉ sét, phi nước đại, cũng không chứng tỏ được còn sức thanh xuân. Bà nằm nướng một lúc, suy nghĩ về điều đó và trỗi dậy với cảm giác mình thật điên khùng, đau đớn, cảm giác này ám ảnh bà suốt ngày hôm đó, lâu lâu lại nuối tiếc đã dẹp bớt các đồ cũ linh tinh đi. Bà cũng chẳng nhớ được đã dành ra bao nhiêu phần cuộc đời để chăm sóc chúng.
Khi ông Gerald về nhà, bà hầu như vẫn như hôm trước lúc tạm biệt ra đi. Tuy bà có nổi bật hơn vì các món trang sức. Chỉ còn những bông hoa chung ở phòng khách. Chỉ khi đã ăn tối xong, Gerald đã yên vị đọc sách, ông mới hỏi:
- Sarah, cái tượng ông triết gia cổ đại Trung Quốc đâu rồi?
- Em xếp ông ấy vào phòng chứa đồ rồi. Em đem hết mấy món bề bộn choán chỗ đi nơi khác.
Ông nhìn quanh mình, xa vắng như thể cố nhớ vài nét về bức tượng.
- Vậy là em đã dẹp bức tượng đi rồi. Anh nhớ ông ấy, ông ấy gợi cho anh vài ý nghĩ.
- Ý nghĩ gì?
- À anh chẳng rõ nữa. Kiểu Khổng Tử viết ấy mà.
- Ông ấy chẳng giống triết gia gì cả -  Bà nói mà chẳng có ý niệm gì về ông Khổng cả. Ông ấy là một nông dân.
- Vậy sao, thôi được, chỉ là một bất đồng nhỏ - ông mở sách.
- Những bông hoa có đẹp không, anh Gerald?
- Đẹp.
- Ông Joyce cho em đấy. Hoa mới cắt trong vườn.
- Vậy thì tốt.
- Đêm nào anh cũng phải đọc sách mới được à, anh Gerald? Em ở nhà cả ngày chẳng có ai trò chuyện, về tới nhà anh lại chúi mũ vào mấy quyển sách - khi nói tới đây bà ân hận đã nói - Em chưa nói với anh, tối qua em mời ông Joyce ăn tối.
- Vậy thì em lịch sự lắm. Ông ấy chắc là cô đơn.
- Em không nghĩ vậy. Vợ chết ông ấy càng được thanh thản.-
Gerald ngước mặt lên:
- Chính ông ấy nói vậy à?
- Ông ấy không nói đầy đủ như vậy, nhưng nói bằng thực tế.
- Ông ấy chắc là típ người đặc biệt. Bà ấy chết vì bệnh gì?
- Em chẳng nhớ, có lẽ bệnh tim.
- Ngộ đấy - ông quay trở lại với cuốn sách.
- Sau khi ăn tối ông ấy và em đi dạo trên xe ngựa. Đi đến tận Cos Comer rồi về.
- À ra thế - ông Gerald chỉ nói vậy.
- Anh Gerald, anh mập ra đấy.
Ông lại nhìn lên.
- Anh không nghĩ như vậy. Anh vẫn chỉ cân nặng ở mức lâu nay: có thể chỉ lên 1 ký.
- Vậy thì cái ký thêm đó ở bụng. Em thấy là anh đã cắt phần thun ở quần soọc.
- Những hàng mới này đấy -  ông nói như để xem bà nói sao.
- Hàng này đã được làm co trước khi may rồi. Tại cái bụng của anh đấy. Thế anh không nhớ anh cứ phải xốc cổ áo luôn hay sao?
- Anh đã định nhắc em đấy, Sarah. Em hồ nhiều quá.
- Em hết hồ từ tuần trước cơ mà, em lại quên chưa đặt. Giờ thì anh phải dùng cổ số 15 rưởi.
- Ông trời ơi! Sarah! Chắc sau đó em lại bảo anh phải mang cỡ cổ ngựa mất - ông để cuốn sách tuột xuống khe đùi. Anh về nhà có 2, 3 đêm một tuần, anh mệt lắm. Anh mong em đừng áp lực anh nữa, cưng.
Bà ấy đến ghế của ông, ngồi lên cái tì tay.
- Anh có biết rằng, em thắc mắc là nếu chích anh bằng cái kim cài đầu, không biết anh có phản ứng nữa hay không?
Lần đầu tiên ông nhìn thẳng vào mặt bà sau nhiều năm nay, ông hướng mắt ra chỗ khác.
- Anh phải làm việc vất vả lắm, cưng.
- Em không cần biết anh làm việc gì, Gerald. Em chỉ muốn xem anh còn nhân tính không thôi.
Ông choàng tay quanh người bà và xiết chặt.
Bà hỏi:
- Anh thấy hoa mùa xuân đẹp không?
- Đẹp, cả mùa xuân cũng đẹp.
Bà ngả người trong lòng ông, với tay rút một bông hoa trong bình, cố tình chậm rãi một chút. Ông đưa tay vuốt bà.
- Và em cũng đẹp nữa.
Bà nghĩ, thật đơn giản, và ngồi thẳng dậy. Khi nào hoa hồng không có gai thì ông mới thắng nổi bà.
Gerald có vẻ triết lý:
- Ba thứ đẹp nhất trên đời: chim trắng bay, cánh đồng lúa mì, và thân thể phụ nữ.
- Chính anh chọn ra ba cái nhất đó à, anh Gerald?
- Anh cũng chẳng nhớ nữa, anh nghĩ vậy.
- Lâu lắm rồi anh chẳng làm bài thơ nào. Đã có lần anh làm nhiều bài rất hay.
- Bởi vậy anh mới có được em - ông nói nho nhỏ.
- Và em chiếm được anh với cái nhà cổ. Em còn nhớ cái ngày công bố di chúc của mẹ em. Thật ra, Gerald, có phải lúc đó anh mới quyết định không?
Ông chẳng nói gì một lúc để không cắt dòng suy nghĩ, một chuyển đổi liên tưởng tế nhị.
- Em còn nhớ bài thơ anh viết về cái nhà không?
- Em mới đọc bài thơ hôm nọ. Em thường đọc đi đọc lại luôn.
- Thật không, Sarah? Vậy mà chẳng bao giờ nói cho anh biết.
Đó là tài liệu duy nhất bà còn đọc, thảng hoặc có khi nào đọc ông ấy mê sách quá khiến bà ghét sách.
- Anh còn nhớ anh thường bảo em đọc sách cho anh nghe không. Gerald? Anh đã cho rằng chỉ có em, ngoài anh ra là xử sự đúng với sách vở.
- Anh nhớ.-
- Có phải anh nịnh em không?
Ông mỉm cười:
- Đó là hào hoa với phụ nữ, anh nghĩ vậy. Chẳng hề có ai nghĩ có một người khác có thể trân trọng đúng mức với thơ, văn của họ. Nhưng em Sarah này, tối nay anh thích nghe em đọc vài bài gọi là chút cảm hoài.
Bà nghĩ, để hoài niệm, lấy tập sách xuống và ngồi đối diện ông. Ông ngồi ngả nghiêng trên ghế, hút ống điếu, mắt lim dim. Đã lừ lâu, những suy tư trầm mặc của ông đã làm dịu bớt cái sốc đầu tiên do cách biệt tuổi tác.
- Em vẫn thích bài Bình minh cuộc đời tôi nhất.
Ông nói nho nhỏ:
- Vậy thì tốt, anh viết cho em mà.
Bà đọc hết bài nọ đến bài kia, lâu lâu lại tự hỏi hình ảnh nào hiện ra trong đầu ông khi viết những dòng này. Còn ông lâu lâu lại rít một hơi thuốc, tạo nên âm thanh như một em bé bú cái bình đã hết sữa. Bà nghĩ là đã đọc những bài thơ rất hay, những vần thơ vang lên mùi mẫn, hương vị dịu êm của mối tình êm đẹp. Chắc chắn sẽ đến lúc ông phải đứng dậy và đến với bà. Nhưng ông vẫn ngồi im, mắt nhắm nghiền, tay cầm píp đặt trên cái tỳ tay. Rồi đột nhiên giọng bà trở nên trầm đục. Đọc nhiều như vậy không còn trong trẻo được nữa, bà nghĩ tới tiếng hóta mi và cái gai đâm vào ngực nó. ổ bà cũng đau như cắt khiến bà phải cố gắng hết sức, vì bài thơ sắp hết rồi.
Thình lình bà ngừng lại, một câu thơ chưa hết, vì một tiếng động trong phòng: cái tẩu của Gerald rơi xuống sàn, các ngón tay vẫn quắp theo tư thế giữ tẩu nhưng đầu ông đã gục xuống ngực. Đặt tập thơ xuống bên cạnh, bà bước sang lượm cái tẩu lên mà nuối tiếc vu vơ, như thể bà nhặt xác con chim chết vừa gục xuống dưới chân bà.
Lần ra đi bán hàng của Gerald vào sáng hôm sau diễn ra đúng truyền thống từ xưa tới nay, ngay cả cái hôn phớt lên má bà và cả vài lời:
- Tạm biệt đến chiều mai, bảo trọng - cũng hời hợt như vậy nốt.
Khi vào nhà bà nghĩ, bảo trọng? Bảo trọng cái gì? Để làm gì? Nấu một nồi nước để luộc một cái trứng chăng? Bà cố nhanh chóng làm xong việc nhà rồi mặc quần áo tươm tất. Khi bà thấy ông Joyce đã thắng ngựa vào xe đầy hoa, bà khóa cửa và mạnh dạn đợi ông ấy trên đường.
- Ông làm ơn cho tôi quá giang lên đường cái - Bà nói lớn khi ông ấy đã dong cương đến sát bên bà.
- Tôi có thể cho bà quá giang đến tận cùng trái đất, bà Shepherd ạ. Làm ơn đưa tay đây - Ông giật cương khi bà đã ngồi bên cạnh. Tôi thấy ông bạn già của bà đã lên đường buôn bán rồi. Tôi dám chắc chuyến du nguyệt của chúng ta hôm trước sẽ làm ông ta bật cười.
Bà nói:
- Chuyện ấy làm tôi xây xẩm mặt mày.
- Nhưng bà có thích không?
- Có, nhưng sau đó tôi đã phải trả giá đắt - Bà đưa tay ra sau lưng.
- Lâu lâu tôi cũng phải kêu thét lên và cúi gập mình xuống, nhưng tôi thấy đau như vậy còn rẻ so với khoái cảm chúng ta được hưởng. Tôi chở bà tới làng, đàng nào tôi cũng phải đến đó mua ít chục mét ống nước. Hay là bà cho rằng có điên mới ngồi trên cái xe chở đồ này vào làng?
- Đây chẳng phải là tôi điên lần đầu. Đời tôi đã đầy những điều rồ dại.  
- Điên mà biết cười vào cái điên của mình là điên khôn. Tôi với bà có chung một điểm đó. Hôm nay chúng ta ăn tối ở đâu đây?
Ông ấy ăn nói cay độc như mù tạt.
- Mời ông qua nhà tôi.
Ông ta gật đầu:
- Tôi sẽ kiếm cho chúng ta ít thịt bít- tết, sau đó ta lại thúc con Mickey du nguyệt điện.
Bà Sarah xuống xe ở bưu điên và đợi trong đó cho tới khi Joyce đi khuất. Joyce và những người ngạc nhiêu đều há hốc miệng nhìn bà ấy xuống xe. Lên xe là một chuyện, xuống xe thì... bà ấy như con ong chui vào hút nhụy một bông hoa tím. Đã đến giờ cho cuộc đi này, bà bước vào phòng mạch bác sĩ và cùng đợi với dân làng.
- Tôi đến để khám tổng quát, bác sĩ Philips, và có thể xin bác sĩ một toa ăn kiêng.
- Ăn kiêng? Bác sĩ lấy kiếng ra và quan sát bà bằng mắt trần.
- Tôi hơi mập ra, họ nói ở tuổi tôi, tim thường mệt.
- TIm của bà mạnh như tim của con gái 20, nhưng để tôi thính chẩn xem.
- Tôi không ngại tim, bác sĩ biết đấy, tôi chỉ muốn bớt vài cân đi thôi.  
- Ờ há, bà mở áo ra - Tay bác sĩ cầm ống nghe.
Ăn kiêng thì ít khi bác sĩ này kê toa lắm, ông chỉ dùng khi đối đế thôi. Bà ấy phải lên thị xã mới xin được toa ăn kiêng, không thể xin ở một bác sĩ nông thôn, người luôn đánh giá sức khỏe phụ nữ theo số con sinh ra.
Bà nói tiếp:
- Một phụ nữ ở gần tôi vừa chết vì suy tim.
Như thể đấy là lý do bà đi khám bệnh.
- Ai vậy - Bác sĩ hỏi rồi cất ống nghe vào hộp.
- Bà Joyce, vài năm về trước.
- Bà ấy mắc chứng tim yếu, phải dùng liên tục thuốc kích thích. Tim của bà khỏe như một ống bơm. Bà đưa tay ra.
Bà vén tay áo lên để bác sĩ đo huyết áp. Bà cảm thấy tim khỏe là do cơ thể quân bình. Mọi điều bà nói trật hết, bà hơi mắc cỡ với mình trước người đàn ông này. Bà tức mình vì vậy và tức ông bác sĩ có vẻ cố kiên nhẫn chịu đựng bà, bà đành nói dối:
- Chúng tôi định mua bảo hiểm nhân thọ, chúng tôi muốn xin ý kiến bác sĩ riêng trước.
- Không có gì trở ngại khi mua bảo hiểm và cũng không cần ăn kiêng, bà Sarah - ông cười rồi gỡ máy đo ra. Bà chỉ việc ăn nhiều khoai tây, bánh mì và đồ ngọt. Bà sẽ sống lâu hơn chồng bà 20 năm cho coi. Tiện thể, ông ấy có mạnh khỏe không?
- Anh ấy vẫn mạnh, cám ơn bác sĩ.
Bà tự nghĩ, lúc này bà làm trò cười hơi nhiều. Sarah, lúc này lại ra khỏi nhà nhiều nữa chứ. Ra hay vào cũng nhớ khép cửa sau lưng mình cho kín đáo chứ. Sarah...
Con Mickey tối đó lại du hành. Sau một ngày chở hoa đi bán, được đóng móng mới nó thấy thoải mái. Cái móng mới làm chân nó ngứa ngáy dậm giật. Sự thúc giục của Joyce bằng những cú giật cương khích nó, những tiếng cười khúc khích trong xe thêm hứng cho nó phi mau. Sau khi đã kéo xe chở đồ, bây giờ kéo xe chở người nhẹ như không. Nó phóng đi hết sức khi được vỗ nhẹ vào sườn phăng phăng lao tới từ những tiếng cười giòn giã ở phía sau. Tiếng cười trở thành chuỗi cười the thé, nó phóng nhanh hơn, như có một sinh vật ngọ nguậy bò từ tai nó, qua cổ, qua bụng, xuống hai háng nó. Nó phóng nhanh hơn, các móng chân mới hắt sáng lên trắng xóa như bọt nước đại dương. Nó phải phản ứng với những cú giật cương làm cho cái hàm thiết trong miệng cứa nó nhột nhạt thú vị. Nó quẹo theo ý nó và chỉ khi nhìn thấy vườn nhà nó mới chịu đầu hàng những kích thích, muốn ngộp thở vì những bọt trắng nhớt nhợt trong miệng.
- Trời ơi, đêm nay con ngựa đã làm tôi mệt sụm, chắc tôi phải an nghỉ trong mồ quá. Nhưng thôi, diều hâu dậy nào! Mickey, mày không chịu về nhà cho đến khi đã đánh một vòng quanh trại, lên tới đường cái. Bà dễ chịu chứ, Sarah?
Bà nghĩ, bà rất thoải mái. Sau bao nhiêu năm có bao giờ bà có cảm giác mê ly buông thả thế này đâu. Từ bước nhảy đầu tiên của con ngựa, bà đã thắng được nỗi sợ sệt e dè. Dù cho bánh xe có văng khỏi xe, hất bà xuống hố bà cũng cam lòng.
Bà nói:
- Tôi thấy khỏe khoắn hơn bao giờ hết.
Ông ấy nghiêng người qua để nhìn bà cho rõ vì trăng mới lên. Gió làm cay mắt bà, ứa vài giọt lệ nhưng chúng đang ngời lên reo vui:
- Ồ, thì ra, bà thích chuyến du hành!
Ông ấy thả cho con ngựa tự do đi vào phía nhà, ông nhảy xuống xe, đưa tay cho bà.
- Đẹp như bà mà cứ phải quanh quẩn sau nhà bấy nhiêu năm nay.
- Nếu đó là lời khen, nhưng nó làm tôi đau nhói đấy.
- Ờ nhưng đó là cách nói của tôi để bảo bà là một phụ nữ đẹp.   
- Mời ông sang nhà tôi uống cà phê.
- Được, tôi cột ngựa rồi sẽ qua.
Nước vừa sôi thì ông ấy cũng vừa qua.
- Tốt hơn là ông nên dùng trà, ông Joyce?
- Trà hay cà phê đều được, miễn không là nước lã. Tôi muốn bà gọi tôi là Frank. Họ đặt tên thánh cho tôi là Francis nhưng tôi đã bỏ dùng nó từ khuya rồi.
- Và tôi thấy là ông đã biết tên tôi.
- Cuộc du hành đầy thích thú hồi hộp, chẳng phụ nữ nào mà tôi biết không ngất ngây mê mẩn trong những chuyến du hành như thế này.
- Tuyệt vời - bà nói, vừa rót nước vào bình cà phê.
- Không chuyện gì thích thú như ngồi sau một con ngựa, trừ phi là ngồi dạng 2 chân trên mông nó. Đổi con Mickey lấy cái xe vận tải Mack tôi cũng không đổi.
- Tôi thường cưỡi ngựa lúc còn trẻ.
- Nếu không phiền, bà chọn ông ấy thế nào?
Bà suy nghĩ, và bà vợ già của ông. ông gặp bà ấy ở đâu? Rồi bà trả lời:
- Tôi làm ở một nhà xuất bản. Ông ấy mang đến một lập thơ.
- Ồ ra là vậy. Và ông ấy nghĩ rằng trong một căn nhà như thế này, ông ấy có thể làm thơ như nước chảy.
- Gerald và tôi yêu nhau.
Bà nói rồi lại bực mình khó chịu vì ông Joyce có thể hiểu lầm thường về ý nghĩ của bà.
- Tôi còn nhớ những ngày đầu mà. Hồi đó bà thường không kéo màn che và làm tâm hồn tôi hân hoan thơi thới.
- Ông thích pha kem béo vào cà phê không? Tôi quên hỏi.
- Vâng, có và nhiều đường vào.
- Ông chẳng chê thứ nào.
- Có những việc bà nhìn thấy qua cửa sổ, đến nỗi bà quên ngồi xuống ghế trong phòng khách. Tôi đoán lúc đó bà đang tìm hiểu tôi và bà nhà tôi.
- Có chút đỉnh, nhưng bà ấy chẳng đến nỗi già, phải không ông Joyce? Bà nghĩ tới gọi là Frank thì thành thật quá.
- Bà ấy già từ lúc nằm nôi, nhưng tôi cưới bà ấy và một nhà kính ươm cây. Tôi làm cho bố bà ấy.
Sarah rót cà phê ra:
- Ông thật là loại đểu cáng, nhẫn tâm.
Ông ta nhăn răng cười:
- Không tôi chỉ lạnh lùng tính toán thôi, còn tim tôi ấm áp lắm. Hồi còn trẻ, tôi coi cuộc tình của chúng tôi thơ mộng lắm. Cô ấy ca hát líu lo như con chim đậu trên bờ tường của tu viện ấy. Nhưng khi tôi đã nhốt con chim vào lồng, nó thành một con quạ.
- Nói về người đã khuất như vậy thì tệ quá, ông Joyce.
Nhưng nét hài hước biến mất khỏi mặt ông một lúc.
- Sống với bà ấy thật khủng khiếp, nó làm người đàn ông mất hết bản lĩnh, sức lực. Bà không có bánh ngọt, nhâm nhi với trà sao, bà Sarah?  
- Chỉ có bánh nướng xốp và mứt, được không?
Ông ta lại cười:
- Cũng được, ông chồng bà ngủ ở đâu khi đi buôn bán.
- Khách sạn, nơi nào anh ấy đến.
- Sống như vậy thì rất cô đơn cho nhưng người có gia đình.
Bà kéo một chiếc ghế đến cạnh tủ thực phẩm, leo lên lấy mứt. Ông ta không nhúc nhích đến giúp bà, mặc dù bà không với tới lọ mứt. Bà ấy nhìn xuống ông ta cầu cứu.
- Ông giúp tôi một tay.
- Bà cố nhích lên một chút nữa, lần vừa rồi bà sắp với tới rồi - ông ta nhăn răng cười như thể vui thích khi bà ấy lóng ngóng.
Bà ấy nhảy phắt xuống.
- Ông ăn thì lấy lấy, tôi uống cà phê là đủ rồi.
Ông ta đấm tay xuống bàn rồi đứng dậy.
- Bà có lý, Sarah, đừng lấy cho đàn ông cái gì họ có thể tự lấy. Chai nào đây bà?
- Lọ dâu ấy.
Ông ấy nhảy lên nhảy xuống, thoăn thoắt như một con dê.
- Như vậy thì chồng bà đâu có đi chào hàng một mình.
- Cái gì?
- Tôi muốn nói là ông ấy có một gia đình khác ở ngoài. Các thương gia quyến rủ lắm, bà biết đấy.
- Chuyện đó không thích hợp với chồng tôi.
- Bà nói đúng, bà Sarah. Tôi ru rú ở nhà đến nỗi quên ăn nói khi có khách. Cà phê này ngon tuyệt.
Bà im lặng nhâm nhi cà phê, tự nghĩ đã đến lúc mình phải đối diện với vấn đề Gerald có tình nhân, bà vẫn né tránh lâu nay. Cứ như đêm hôm qua thì Gerald đã bắt buộc bà phải nghĩ tới. Bà hất cầm lên nói:
- Cứ cho là anh ấy có vợ hai đi, thì sao nào?
- Ồ, Sarah bà thông minh lắm, đợi để làm quen được với bà cũng đáng. Bà đã thích tôi chút đỉnh, phải không nào?
- Một chút-
Ông ta đứng dậy.
- Thế là được rồi, lời nói của bà đã sưởi ấm lòng tôi đêm nay.
Nhưng tôi lấy gì để sưởi ấm lòng đây, bà nghĩ.
- Cám ơn về chuyến đi rong vòng vòng. Frank, thú vị hồi hộp lắm.
- Thật vậy à? Ông ta tiến gần đến bà, dùng ngón tay nâng cằm bà lên. Chúng ta còn nhiều đêm như thế này ở phía trước, xin bà hứa một lời.
Và rồi bà vẫn tựa cằm lên ngón tay ông ấy, ông ấy cúi xuống hôn bà rồi nhảy tưng ra cửa.
Ông dừng lại, quay nhìn bà.
- Tôi nên ra về hay ở lại?
- Ông về đi.
Bà muốn điên tiết lên nhưng chẳng thấy trong người có chút tức giận nào.
Cả ngày hôm sau, Sarah vẫn cố giữ mình trong dòng tưởng tượng. Bà tự nói với mình, mình cũng chẳng thích ông Joyce. Nếu bà cảm thấy thoải mái vì một nụ hôn, thì một người đàn ông lạ nào khác cũng đem đến cho bà được. Bà nói lớn, chính cuộc đi dạo bằng xe đã làm bà ngây ngất. Bà phải nghĩ tới Gerald; bà đang nghĩ từ... Chỉ có Chúa mới biết là đang nghĩ gì. Bà làm việc ở trên lầu cho đến khi xe ngựa của Joyce đi qua. Bà sẽ có một hướng suy nghĩ khi Gerald trở về. Nhưng bà có dự cảm như thể Gerald sẽ đi vắng lâu.
Cả ngày nay, bầu trời như thu hẹp lại và ẩm ướt, những con ruồi bám im lặng ở bình phong. Bầu không khí thật tĩnh lặng ảm đạm. Về cuối chiều, mây đen cuồn cuộn, xô đẩy nhau như những miếng bánh bột chiên trong chảo. Khi đang gọt khoai tây làm bữa tối thì Frank đánh xe vào vườn hoa, ông ấy tháo ngựa nhưng vẫn để cả bộ cương: bắt đầu làm sườn đỡ dọc những luống hoa. Ông ấy sợ có bão. Bà liếc nhìn đồng hồ. Đã đến giờ Gerald về. Bà ra cửa trước, ngóng về hướng đường cái. Khoảng đất giữa bà và đường cái mờ mờ trong sương, xe cộ trên đường khá đông và chậm chạp.
Chiếc xe buýt lao đến ngã tư nhưng đi luôn không ghé trạm. Bà cảm thấy cơn tức giận ập đến. Cả ngày nay bà đã căng thẳng đến đỉnh điểm. Vì không gọi điện thoại về, nên chắc chắn Gerald đã lỡ xe buýt. Chuyến xe kế tiếp còn cách 2 giờ nữa. Bà băng qua vườn đến sát hàng rào. Bà tự cảnh giác mình. Bà lại bấn lên rồi, Sarah, nhưng lại chẳng để ý gì đến lời cảnh giác.
Joyce ngước lên:
- Bà nên cột chắc cái cửa lại, sắp có bão đấy.
- Ông Frank, nếu ông bận rộn, tôi có thể mời ông ăn tối đấy.
- Vậy thì bà tốt quá. Tôi phải phi ra sạp hoa trên đường đã.
Bây giờ thì ông ấy đang ở bàn ăn trong bếp, ăn ngấu nghiến chẳng nói chẳng rằng. Trời u ám bắt đầu sấm chớp, ông ấy ra cửa sổ.
- Trời sẽ nổi giông ngay thôi - ông ta nhìn bà - Ông nhà nhỡ xe buýt phải không?
- Chắc chắn vậy.
Frank lại nhìn ra ngoài.
- Thật tình tôi mong bão táp cho lớn vào, dù bão có thể làm tôi sạt nghiệp, nhưng chẳng có gì mầu nhiệm bằng bão.
Một hồi còi xe hơi trên đường, nhắc nhở bà có lần Gerald đã quá giang xe từ thành phố về. Chiếc xe vụt qua. Nhìn đám mây bụi sau xe bà có cảm tưởng như tình trạng khẩn trương đang lơ lửng quanh ta. Bây giờ Joyce đang ba hoa, ngả người trên ghế. Từ khi biết nhau đến giờ, ông ta chưa bao giờ nói dông dài về thời tiết, rau quả, giá trứng như thế.
Bà thấy ông ấy nói chẳng đâu vào đâu, không ý nghĩa bằng những câu bình phẩm thân mật, bộc trực. Bà bám theo từng câu mà hụt hơi để mong chúng chấm dứt. Sau cùng bà đành vòng ra sau ghế ông ta, cài nhẹ những ngón tay vào mớ tóc sau cổ ông:
- Ông cần hớt tóc rồi, Frank.
Ông bật ngồi thẳng dậy.
- Tôi chẳng biết khi nào cần hớt tóc cho đến khi nó ngứa. Xin bà chút cà phê nữa được không?
Bà rót đầy ly, ý thức rằng ông ấy đang nhìn mình chằm chằm.
- Chuyện du ngoạn bằng xe ngựa tối qua tôi chẳng thể nào quên được - Bà nói.
- Còn chuyện khác nữa tối qua chứ, bà không nhớ sao?
- Nhớ chứ.
- Xin bà bây giờ lại cho tôi làm chuyện đó cho cân xứng đi.  
- Không được.
- Nếu tôi không hỏi mà cứ làm thì sao?
- Tôi không thích vậy. Frank.
Ông ấy xô ghế lùi ra sau làm sóng sánh cà phê ra đĩa.
- Vậy thì bà cứ khêu gợi tôi để làm gì?
- Ông có cái ý niệm khêu gợi ngộ đấy - Bà nổi nóng, và biết rằng bà nổi nóng với chính mình.
Joyce xòe bàn tay dơ bẩn của mình trên bàn.
- Sarah, bà có biết mình muốn gì không?
Bà rớm nước mắt nhưng bà cố ngăn lại, bà thổn thức.
- Tôi biết tôi muốn gì chứ.
Joyce lắc đầu.
- Ông ấy chinh phục được tâm hồn bà phải không, Sarah?
Bà hất mạnh mặt lên trả lời:
- Tâm hồn tôi, tôi làm chủ.
Joyce vỗ tay xuống bàn:
- Ô! Coi đàn bà sửng cồ kìa! Chuyện này có thể thiêu cháy đàn ông, nếu ông ta có sẵn cây cời lửa.
Ông ấy liếm môi, dù Sarah có cứng cũng phải lui vài bước.
- Tôi sẽ không dồn ép bà đâu, Sarah. Đừng sợ. Thời buổi bốc hốt của thanh niên ở tôi qua rồi. Tôi không ép mà cũng chẳng chạy, tôi cứ vững lập trường, đón nhận những gì đem đến cho tôi.
Ông ta hất đầu về phía cửa sổ.
- Đây chỉ là gió tạm ngớt thôi. Gió sẽ còn lớn hơn nữa.
Bà nhìn những hạt mưa đầu tiên táp vào cửa kính.
- Gerald sẽ ướt sũng mất thôi.
- Mưa bão còn nhận chìm hắn chết đuối nữa ấy chứ - ông ta vừa nói vừa nhăn răng cười nham nhở. Cám ơn về bữa ăn tối.
Xin trời hãy mưa đá, sấm, chớp, thổi tung mái nhà đi, quật ngã những ống khói, ống thông hơi. Tôi sẽ mò mẫm loạng quạng ra khỏi đống đổ nát đó, không bao giờ trở lại nữa. Khi một lão già có thể cười vào mặt bà khi định cắm sừng chồng. Chồng bà lại muốn vậy: tự chuốc lấy tình trạng này, thật xấu hổ. Sarah. Bà đi khắp nhà, chốt chắc các cửa sổ. Bà thích thú cài thêm vào đó những cái chổi.
Buổi tối đến sớm, đồng lõa với mưa gió, những màn mưa giăng mắc che mờ những đèn trên đường cái, nước nhuốm màu vàng của bụi đất.
Gió lùa vào ống khói, hắt những bụi mồ hóng xuống sàn phòng khách. Bà lấy báo cũ trải ra để hứng. Một cơn bão bất thường, chắc cũng mau ngớt thôi. Bà ra xem đồng hồ ở trên phòng. 10 phút nữa lại có chuyến xe buýt. Rồi có chuyện gì nữa đâu, ăn tối qua loa, một cuốn sách hấp dẫn rồi một giấc ngủ ngon. Cái lão già nông dân tinh quái thế mà đúng, nhà tiên tri cần đi hót tóc ấy.
Các ngọn đèn điện nhấp nháy chực tắt rồi lại lóe lên. Cứ để cho đèn tắt ngấm đi, Sarah. Cái gì còn lại cho bà, bà có thể nhìn bằng ánh sáng đèn cầy. Bà xuống tầng hầm lấy đèn dầu lên, lấy chiếc đèn pin trong phòng đồ đạc dưới bếp. Khi bà trở lên phòng khách, một cơn gió nữa thổi bay những tờ báo như diều. Đèn điện lại chập chờn. Một tiếng động phía tiền phòng làm bà chú ý. Dường như tiếng chuông điện thoại bị mưa gió đánh bạt. Khi ra đến chỗ điện thoại, đồng hồ điểm giờ và xe buýt đã trễ 20 phút. Cái điện thoại trông có vẻ gì đó khiến bà tin là nó không còn liên lạc được. Nếu biết nó còn tốt thì càng căng thẳng nhức đầu. Ta chỉ tưởng tượng thôi, bà lẩm bẩm. Tất cả mọi sự xảy ra ngược với mong ước của bà. Thế rồi bà bực mình với mình, rồi lai giận lây đến Gerald. Anh đã sỉ nhục tôi, sỉ nhục chồng chất lên lãnh đạm.
Bà nghe thấy nhưng tiếng thùm thụp ở trên lầu, ở phía ngoài nhà. Bà tắt đèn và áp mặt vào kính cửa sổ. Một cây thích lớn bị gió lung lay rồi thổi tróc gốc, một cành đập vào nhà. Trên đường bây giờ cũng chẳng còn ngọn đèn nào nhấp nháy. Mất điện. Rồi một đốm sáng hiện ra trước mắt bà, nó lớn dần, hơi lay động. Bà nghĩ đó là ánh đèn pin. Không biết anh Gerald có mang theo một cái hay không. Sau đó thì bà xác định được là chiếc đèn trên xe ngựa của Joyce, ông ấy đang về nhà.
Khi bà bật công tắc. Đèn không sáng. Bà mò mẩm vào nhà, đèn đóm tắt hết. Dò từng bước, bà xuống tầng trệt. Một luồng không khí tạt vào phòng qua ống khói, ẩm ướt, nhạt nhẽo và khó chịu. Bà đốt đèn dầu, xách vào bếp. Qua cửa sổ nhà bếp, bà thấy cái đèn trên xe của Joyce nhấp nhô khi ông ấy dẫn ngựa vào chuồng. Mà chẳng thấy người, cũng chẳng thấy ngựa, bà chỉ thấy bóng đèn nhạt nhòa rồi mất hẳn. Khi ánh đèn của Joyce lại ló ra ở cửa, bà cầm đèn lên, đưa lên, hạ xuống như một lời chào. Lần này ông ta đi ra lới hàng rào. Bà mở hé cửa và giữ chắc để gió không thổi cửa mở tung ra.
Joyce gọi vọng vào:
- Bây giờ tôi không có giờ, Sarah, tôi có việc phải làm. Ông ấy chưa về phải không?
- Chưa.
- Điện thoại còn liên lạc được không?
Bà gật đầu và ngoắc Joyce đến gần hơn.
- Ông có thấy xe buýt chạy qua không?
- Nó đến và đi thẳng. Bà đóng cửa chắc vào, nếu không đồ đạc trong nhà sẽ vỡ đổ hết đấy.
Ông ấy đung đưa ngọn đèn và biến mất.
Bà đặt đĩa đồ chiên cho Gerald vào tủ lạnh, để những thực phẩm hay hư vào ngăn lạnh. Bà vặn đồng hồ định giờ, đem các đĩa khác đi. Bà làm bất cứ việc gì hiện ra để được bận rộn, khỏi suy nghĩ. Bà lau sàn bếp. Cái đèn của Joyce, bên kia lối đi, lắc lư trên cái móc ở chuồng ngựa, rồi nhô lên, hụp xuống khi Joyce kiểm tra những khung chắn tăng cường.
Sau cùng bà trở lại phòng khách. Bà ngồi một lúc lâu trong ghế của Gerald, nhìn những dòng khói bốc lên từ bóng đèn. Chẳng có lấy một con chó hay con mèo làm bạn với bà, chẳng có cái tượng sứ cười toe nhìn bà, chỉ có những cặp mắt lạnh lùng của vài tổ tiên, chính bà cũng chẳng nhớ là ai, nhìn bà nghiêm khắc từ những khung đồng. Thật không chịu nổi. Bà bật ra khỏi ghế, từ tiền phòng bà leo lên đầu đoạn thang thứ nhất, bà có thể nhìn thấy vườn nhà ông Joyce. Chắc ông ấy đã làm việc xong, chiếc đèn treo trước cửa nhưng trong nhà thì tối thui, quanh đây chỉ có ngọn đèn đó thôi, nó đang bập bùng đong đưa trong gió như ma trơi.
Bà lao xuống tầng trệt, lấy áo mưa, đèn pin, ra khỏi nhà dấn thân vào mưa gió. Bà men theo bờ rào, khi thì đi theo chiều gió, khi thì ngược gió. Joyce đón bà ở lối xe vào. Bà nghĩ, ông ấy cố tình đợi mình, tuyên một cuộc chiến tranh cân não, thử thần kinh bà và đoán chắc bà sẽ thua. Không nói một lời, ông ấy nắm ngay tay bà, lôi bà ra bậc cửa sau và vào nhà.
- Tôi còn có một cái đèn dầu, bà cứ giữ đèn pin sáng để tôi thắp.
Bà quan sát bộ mặt ướt của ông ấy trong ánh sáng leo lét. Miệng ông có nét tiếu ngạo ranh ma, ánh mắt ông hấp háy khi bấc đèn cháy lên một cách tàn độc dữ tợn như bão táp nhưng rất lạ lùng đối với bà. Khi đèn đốt sáng, bà quét mắt dọc bức tường dơ, tờ lịch phai màu, cái chạn long ván, sợi dây điện gắn vào một bóng tròn vắt qua bồn rửa chén dẫn ra cửa sau. Nhiều chồng đĩa trên bàn, chắc chỉ khi nào dùng đến mới rửa. Các tấm màn cứng vì bụi đóng 3 năm. Chỉ lúc đó bà mới nhận ra sang đây thật là khùng.
- Tôi chỉ chạy sang ông một lúc thôi, Frank.
- Một phút hay một đêm cũng ngồi xuống đó, Sarah. Đợi tôi cởi bộ quần áo này ra đã.
Bà ngồi xuống cái ghế ông ấy mời, nhìn ông vứt cái áo khoác vào một góc, bà cũng chẳng rời mắt khi ông ấy ngồi xuống cởi giày và vớ. Ông đi chân đất ra trước nhà, đến giữa cửa, ông to lớn như một người khổng lồ trong luồng ánh sáng ma quái.
- Bà nấu một bình cà phê đi, người phụ nữ yêu kiều. Đồ đạc ở cả trên mặt lò.
- Tôi phải về nhà. Gerald...
Ông ấy chặn lại:
- Mặc xác Gerald nhà bà đi, ngủ ở đâu thì ông ấy cũng có chăn êm nệm ấm. Có thể là ông ấy chẳng thèm về với bà nữa đâu. Chuyện đã xảy ra nhiều trước đây rồi, bà biết đó. Đàn ông thường bỏ các bà vì không hiểu giá trị của các bà.
Bà ngồi mà thấy cô đơn, cứng người và thẳng. Còn ông ấy tiếp tục đầu độc bà chống Gerald. Làm cách nào bà ra khỏi đây được? Chạy trốn như một con nai khiếp đảm và không dám đối mặt với ông ta. Không, Sarah hãy ở lại uống ly cà phê đắng đã. Tẩy bỏ những say sưa mê mẫn một lần và vĩnh viễn. Bà nghĩ ra cách giải quyết nhưng lại mơ mộng Gerald xuất hiện ở cửu nhà này đón bà về. Anh Gerald hiền dịu thân thiết!
Bà đứng dậy ra bồn rửa chén lấy nước nấu cà phê. Một hàng những chai thuốc bụi bám đầy xếp hàng trên bậu cửa sổ. Bà cúi xuống gần hơn đọc một cái nhãn: “Bà Joyce, uống ngay khi cần”.  Bà quay ra khỏi cửa sổ, một cái ghế xích đu. Ngày xưa, bà Joyce bệnh hoạn vẫn ngồi trong cái ghế đó, đong đưa trước cửa, nói liên tục một mình. Cái bầu không khí bệnh hoạn của bà Joyce vẫn còn vương vấn ở đây. Mình đã hiểu gì về những người này, ông Joyce đang đi rầm rầm, vòng vòng trên gác như một con bò mộng bị nhốt. Đôi ủng lấm bùn vẫn nằm ở chỗ ông cởi ra, một vũng nước tụ chung quanh. Một lần nữa bà lại nhìn lên bậu cửa sổ. Chẳng có chai rượu May ở đó. Đột nhiên bà nhớ lại lời bác sĩ Philips: “sống nhờ uống thuốc kích thích nhiều năm nay”.  Bà mường tượng rõ hình ảnh chua chát của bà Joyce, cả khi bà ôm ngực cố thở... “uống ngay”…
- Pha cà phê đi, Sarah. Bà lại giở cái trò trêu chọc gì đây?
Chọc người chết trong mồ trước mặt ông. Trêu chọc. Vài ý nghĩ quấy động bà hơn... một liên tưởng. Joyce coi bà lấy mứt tối hôm qua, cười nhăn nhở chọc bà
- Cố lần nữa đi bà Sarah, lần trước bà sắp với tới rồi.
Và bà vẫn còn nhớ ông ấy hỏi:
- Chai nào? - Không hỏi bình nào, hộp nào mà chai nào.
Bà cầm ấm lấy đầy nước. Ngưng lại đi, Sarah, đừng trêu chọc nữa. Vì bão, chờ đợi, bà đã chờ đợi mất nhiều thời gian sống.
Bà giữ thế thủ khi nghe bước chân xuống thang.
- Bà có thể bôi giùm tôi một chút rượu iode, trên bậu cửa sổ ấy. Tôi bị mấy cái khung chèn cửa cào rách tay.  
Bà nhìn kỹ tìm chai i-ốt, để ông ấy không nhận ra tay bà đang run rẩy. Ông vén một ống tay lên cao rồi nói
- Bôi i-ốt vào chỗ này.
Bàn tay ông ướt và bà còn ngửi thấy mùi đất và mùi ngựa. Quen rồi. Các thứ về ông đã thành quen rồi, quá quen thuộc. Bà thấy hơi thở của ông ấy phà vào cổ mình, tiếng suýt xoa của ông ấy là âm thanh duy nhất trong phòng. Bà bôi xong i-ốt lên vết đứt rồi lui ra. Môi ông cắn sát răng, nhăn nhó.
- Một nụ hôn sẽ làm đau đớn thành sung sướng.
Sarah đẩy chai i-ốt trên bàn ra xa, cầm lấy đèn pin.
- Tôi về đây.
Ông ta tròn mắt nhìn bà, miệng trề xuống:
- Vậy bà sang đây làm gì?
- Vì tôi cô đơn, tôi thật khùng...
Sự sợ hãi làm bà không nói nên lời. Một dòng nước miếng ứa ra khỏi mép ông ta, rơi xuống đất.
- Không, bà sang để hành hạ tôi!
Bà cố bước một chân ra cửa, kéo theo chân sau. Giọng ông ta vút lên thành tràng cười khi bà vuột được ra xa.
- Trời đất, Sarah. Người phụ nữ lộng lẫy đi hóng gió hôm qua với tôi đâu rồi?
Bà vướng vào sợi dây điện khi thoát ra cửa má bị trầy.
Joyce nắm sợi dây giựt ra khỏi tường. Cái đầu dây đứt ra đong ngọ nguậy dưới sàn như một ngọn roi.
- Và tôi nghĩ tốt nhất là chồng bà chẳng bao giờ về nhà nữa!
Núm cửa trượt khỏi bàn tay ướt đẫm mồ hôi của bà. Bà lau khô tay cuống cuồng và nghĩ ông ta điên rồi. Điên khùng rồi.
Ông ấy la lên:
- Bà là cục bột, bà Sarah.
Và ông Joyce là một tay tiếu ngạo, hơi ù lì. Joyce luôn như vậy và sẽ còn như vậy cho tới lúc người ta treo cổ ông ấy lên!
Rồi cửa bật tung, bà lao xuống các bậc thềm, vào vườn. Trong cơn hoảng hốt, bà chúi vào chiếc xe ngựa và văng ra xa. Bà sợ nó như thể nó là một sinh vật. Bà cố mím môi để khỏi kêu thét lên. Bà bị hàng rào móc rách áo khi bà chạy vòng theo nó, để lại một miếng áo rách trên dây kẽm gai.
Khi leo lên các bậc cửa nhà mình, bà tự nhủ: hít thở sâu vào đừng xỉu! Đừng ngã! Bà giật núm cửa. Cửa bung. Gió thổi hù hù vào nhà. Lớp cửa kính trong rung cành cạch. Bà đè người để 2 lớp cửa đóng lại và gài then. Bà chuồi cái đèn pin lên bàn, chộp cái điện thoại. Bà gõ số loạn xạ.
Sau cùng tiếng tổng đài viên vang lên:
- Ông Gerald Shepherd đang đợi gọi bà, xin bà giữ máy.
Sarah chỉ nghe tiếng thở hổn hển của mình trong ống nghe. Bà cố trấn tĩnh bằng cách hướng mắt từ từ theo thành cầu thang. Nhưng các thanh đứng như ngả nghiêng quay cuồng trong vòng sáng của cái đèn pin, giống như những dây đàn hạc cầm bị búng rung lên. Bà còn nghe cả tiếng đàn vang trong tai bà, hòa quyện cùng hơi thở phào phào của bà. Rồi bà nghe những bước chân thình thịch của Joyce, tiếng đấm cửa rầm rầm. Bà muốn báo cho tổng đài viên tổng đài nhưng không được. Rồi đầu óc lộn xộn, bà tin rằng cứ mở cửa mời Joyce vào, hắn sẽ ngồi im. Họ có thể đốt một đống lửa lên. Còn nhiều củi ở tầng hầm mà. Nhưng bà nói không được. Đã quá trễ.
Một quả đấm làm bể cửa kính và Joyce thò tay vào kéo chốt cửa. Cửa mở, gió ùa vào, thổi tốc áo khoác của bà lên đầu. Cửa đóng lại, áo lại mềm, buông xuống. Vòng gấu áo lại như bó hai chân bà lại.
Giọng điện thoại viên vang lên:
- Rất tiếc, cú điện đàm đã bị hủy cách đây 10 phút.


Bà thả rơi ống nghe trên bàn, chờ đợi, lưng bà vẫn quay ra cửa. Bà lý luận bình tĩnh lạ thường; 10 phút trước đây thì cũng chẳng lâu la gì. Bà nghe từng bước chân Joyce đang tiến về phía bà, bà biết nó đang đo những giây phút cuối cùng của bà. Tuy nhiên, bà cũng chẳng muốn kéo dài thêm. Đột nhiên, trong một thoáng, bà nhớ lại cái thòng lọng làm bằng dây điện và cái cửa tay áo trắng trên cái bàn tay to khỏe nứt nẻ. Bà nhắm mắt lại, nghển cổ lên, giây phút cuối cùng sẽ đến nhanh hơn...

Hết.

TRO VE TRANG CHU

wap hay | game android | game java | truyen teen | truyen tieu thuyet | anh sexy | anh chup len | xem anh sex full | sms chúc ngủ ngon | sms tình yêu
kho game free
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk
tai game android  | kho tai game java   kho tải game android  | Game cho android  | game android free   tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android game android | goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<