Chúng ta vừa đọc thấy những thí dụ điển hình nổi tiếng nhất về việc ma quỷ quấy nhiễu con người. Trước khi đề cập đến những trường hợp quỷ nhập khác hẳn với những quấy nhiễu đó, chúng tôi nghĩ cần phải trình bày một vài cách giải thích có tính cách lý thuyết về sự kiện quỷ nhập.
Có lẽ không có sự kiện nào lạ thường hơn chứng quỷ nhập. Vô số kinh nghiệm của con người đã chứng tỏ một sự kiện như thế là có thực. Trước khi Chúa Giêsu đến trần gian, chắc chắn từ lâu đã có những người bị quỷ nhập rồi. Chính Chúa Giêsu đã từng gặp rất nhiều trường hợp quỷ nhập, sách Tin Mừng bảo đảm với chúng ta điều đó. Giáo Hội thời nguyên thuỷ cũng gặp rất nhiều trường hợp quỷ nhập. Trong số các chức thánh của hàng giáo sĩ có thiết lập chức trừ quỷ, đó là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ điều ấy. Trong các chương kế tiếp, chúng tôi dự định sẽ đưa ra những thí dụ đáng kinh ngạc, càng mới càng tốt, về những hiện tượng quỷ nhập. Vả lại, thần học Công giáo đã đặt nặng vấn đề này, đến nỗi đã nghiên cứu thành một lý thuyết hoàn chỉnh về sự kiện quỷ nhập, còn sách Các phép của Giáo Hội La Mã, một bộ phận chính thức trong tác vụ giáo sĩ đã cho biết những dấu hiệu giúp nhận ra những hiện tượng nào là quỷ nhập thực sự, và đưa ra những phương cách chữa trị, được gọi một cách đơn giản là các phép trừ quỷ mà chúng ta sắp bàn tới.
Về những gì liên quan đến bản chất và nguyên nhân của chứng quỷ nhập, chúng tôi không thể chọn được một cuốn sách chỉ nam nào khác chắc chắn và chính xác hơn tác phẩm của Đức Cha Saudreau: L'État mystique... et les faits extraordinaires de la vie spirituelle (Tình trạng thần bí... và những sự kiện lạ thường trong đời sống thiêng liêng) (xb lần 2, Paris, Amat, 1921, chương 22, tựa đề Những sự kiện ngoại nhiên có tính ma quỷ).
Đôi khi người ta so sánh chứng quỷ nhập với việc Nhập Thể chỉ vì có một tương tự nào đó. Chứng quỷ nhập là một bắt chước, và theo từ ngữ mà chúng ta đã dùng, là một "trò khỉ" của Satan, có thể nói là một hình thức méo mó của mầu nhiệm Nhập Thể. Đức Cha Saudreau nói: "Chứng quỷ nhập không bao giờ tới mức độ hoá hồn", nghĩa là ma quỷ không bao giờ thay thế được linh hồn của người bị quỷ nhập, nó không làm cho thân xác người đó sống động được, nhưng không biết bằng cách nào nó lại xâm chiếm thể xác, cư ngụ trong thân xác, hoặc tại não bộ, hoặc ở trong lòng của nạn nhân. Vì thế nó làm cho linh hồn của nạn nhân không còn làm chủ được thể xác và tay chân mình nữa. Nó làm cho nét mặt nạn nhân có những biểu lộ kì dị tương ứng với việc làm của nó, nghĩa là nó biểu lộ sự điên dại, giận dữ, đầu óc kiêu căng, ý đồ của nó, hoặc biểu lộ đau khổ khi bị người ta dùng phép trừ quỷ! Dường như ma quỷ dùng mắt nạn nhân để nhìn, dùng miệng nạn nhân để nói, đến độ dẫu nạn nhân là một người tế nhị, có giáo dục đàng hoàng, vẫn thốt ra một thứ ngôn ngữ thường là tục tĩu, bỉ ổi, thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đối với nạn nhân ấy. Vì ma quỷ rất đông, mà mỗi con quỷ có một tính nết riêng, nên chúng biểu lộ trên nạn nhân những tính nết riêng biệt của từng con quỷ, đến độ khi có nhiều quỷ trong nạn nhân, thì người ta có thể đoán được con quỷ nào đang hoạt động.
Tuy nhiên, hành động của ma quỷ vẫn bị lệ thuộc vào bản chất và tính nết của nạn nhân. Nó cũng phải dùng những cách nói, cách xử sự, cách hành động quen thuộc của nạn nhân nữa.
Không phải lúc nào ma quỷ cũng hiện diện trong người của nạn nhân. Nó muốn ở trong nạn nhân lúc nào thì ở. Nó gây nên những rối loạn bệnh hoạn nơi nạn nhân. Nhờ các phép trừ quỷ, một người bị quỷ nhập có thể được khỏi bệnh tạm thời, để rồi sau đó lại bị ma quỷ chiếm lại. Khi ở tình trạng bình thường, người bị quỷ nhập cũng giống y như mọi người. Người ta không cho rằng người bị quỷ nhập là chủ thể tạo ra những biểu hiện dị thường như người ta thấy trong một cơn khủng hoảng của nạn nhân. Chính các cơn khủng hoảng cũng luôn luôn mãnh liệt như nhau. Trong một số trường hợp, nạn nhân vẫn giữ được trọn vẹn lương tâm mình. Nhưng y không thể giữ được những điệu bộ vặn vẹo, khoa chân múa tay hay những lời nói mà một "kẻ" khác làm hoặc nói trong y, và những cái đó vẫn là xa lạ đối với y. Nhiều khi ma quỷ làm nạn nhân ngủ để y không biết gì về những chuyện xảy ra nơi y, do đó, y không còn nhớ gì cả. Ma quỷ ra vào rất thường xuyên nơi thân xác nạn nhân, một cách nào đó nó đi dạo từ đầu đến chân y, làm cho một cánh tay hay chân cứng đơ như một thanh sắt mà không làm cho tay hay chân kia bị gì cả.
Mặt khác, không phải mọi con quỷ đều hành động theo cùng một cách, vì bọn chúng không con nào giống con nào. Người viết tiểu sử của thánh Martin - một người trừ quỷ tài ba của thế kỷ thứ 4 - đã nhận xét như thế.
Không phải là phi lý mà người viết tiểu sử thánh Martin tin rằng tất cả các thần linh của dân ngoại đều là ma quỷ, nhưng ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa thần Mercure, là một con quỷ hoạt bát, nhanh nhẹn, láu lỉnh, kiên trì, và thần Jupiter mà ông đánh giá là thô kệch và đần độn: Jovem brutum et hebetem esse dicebat. Cũng vậy, theo Jean Cassien thì cha Serenus có nói: "Không phải con quỷ nào cũng độc ác như nhau, điên dại như nhau, mạnh mẽ và tinh quái như nhau". Về sau, chúng ta sẽ thấy quỷ kiêu ngạo là Satan, quỷ hà tiện có lẽ là Belzebuth, và quỷ ô uế có tên là Isacaron, trong một trường hợp quỷ nhập mà chúng ta sẽ tìm hiểu. Và còn có những con quỷ lười biếng, vô độ, phạm thượng... Không có gì ngăn cản các con quỷ có những "chuyên môn" này hay "chuyên môn" kia trong chiều hướng ác, hay trong những tật xấu khác. Không phải con quỷ nào cũng có một quyền lực như nhau. Có những con quỷ bị phép trừ quỷ đuổi đi dễ dàng, hoặc không trở lại nữa. Có những con cầm cự lâu dài, ngoan cố trở lại, hoặc trở đi trở lại hoài. Đức Cha Saudreau nhận xét: "Khi những con quỷ thuộc loại 'bét' quấy phá, thì chỉ cần đọc một vài kinh, làm một vài việc đạo đức hay nói một vài lời cầu nguyện thì cũng đủ khiến chúng phải chấm dứt".
Trái lại, trong những trường hợp quỷ nhập nổi tiếng nhất, vị trừ quỷ phải kiên trì chiến đấu, có lẽ là lúc phải chiến đấu với những tên đầu sỏ của hoả ngục.
Chúng tôi sẽ dành ra một chương đặc biệt để kể về một trường hợp quỷ nhập, mà sau khi nỗ lực trừ quỷ trong 6 năm trường, với rất nhiều biến chứng hồi hộp, tới đầu năm 1959 này vẫn chưa trừ được (tác giả viết cuốn này vào năm 1959).
Lương tri của quần chúng có khuynh hướng cho rằng nguyên nhân hàng đầu khiến người ta bị quỷ nhập là những lầm lỗi của họ. Hoàn toàn không phải vậy. Các trường hợp bị quỷ nhập tương đối hiếm thấy và cũng rất khác nhau. Theo giáo sư Lhermite, mà chúng tôi sẽ trích dẫn sau này, thì "có nhiều trường hợp quỷ nhập hơn chúng ta tưởng", điều đó không nhất thiết có nghĩa là có nhiều người tội lỗi hơn. Nếu ma quỷ tự do phá hoại con người, thì nhân loại sẽ bị đảo lộn, con người không còn làm chủ định mệnh của mình, và ma quỷ sẽ chuyển hướng được những công trình của Thiên Chúa thực hiện nơi con người ra khỏi mục đích của Ngài. Thực tế tự nó không sao hiểu được, và dẫu ma quỷ có quyền năng tới đâu thì thực sự chúng vẫn là "những con chó bị xiềng". Dù ma quỷ có quấy nhiễu như trường hợp của cha sở họ Ars, dù con người có bị quỷ nhập, thì vẫn không có chuyện gì xảy ra mà không do Thiên Chúa cho phép. Ma quỷ chỉ hành động nơi chúng ta trong mức độ mà Thiên Chúa - Đấng nắm quyền tối thượng - cho phép như đã nói trong sách Gióp. Chính trường hợp của Gióp, bị ma quỷ quấy nhiễu là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ rằng không thể giải thích những thử thách đó là do lầm lỗi của nạn nhân. Trong trường hợp của cha sở họ Ars có thể lại còn rõ hơn nữa. Khi tấn công con người, ma quỷ có lý do của nó. Lý do đó chúng ta có thể đoán ra được.
Nói chung, chứng quỷ nhập là những "trò quỷ quái" rất ly kỳ, y như những trò quỷ quái mà chúng tôi đã kể và sẽ còn kể nữa, là những chứng cớ chứng tỏ có thế giới ngoại nhiên mà nhiều người không còn tin là có thật nữa. Trong những trường hợp xác định, Thiên Chúa để mặc cho con quỷ này hay con quỷ kia kiêu ngạo, hay muốn giết người là để phá huỷ cái chiến thuật của chúng, cái chiến thuật chung mà Baudelaire đã diễn tả bằng câu văn nổi tiếng này: "Cái quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho người ta tin rằng nó không hiện hữu".
Baudelaire sinh năm 1821 và chết yểu vào năm 1867. Đúng vào thời ông đưa ra câu nói trên, thì ma quỷ đã làm sai chiến thuật đó vì nó đã lộ mặt ra ở Ars, Lộ Đức, Lyon, Alsace và nhiều nơi khác, khiến cho câu nói dối "ma quỷ không hiện hữu" hay "không có ma quỷ" không được người ta tin nữa.
Nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói những quấy nhiễu của ma quỷ, hay trầm trọng hơn nữa là chứng quỷ nhập đều là do lỗi lầm của nạn nhân mà ra. Tuy nhiên những lỗi lầm đó chính là nguyên nhân gần của thứ tai hoạ này. Đức Cha Saudreau đã kể ra nhiều trường hợp như thế trong quá khứ. Ngài còn nói thêm về một sự kiện vừa xảy ra mà ngài biết:
"Chúng tôi biết một trường hợp vừa xảy ra, có thể hiện nay vẫn còn. Đó là một người sau khi cầu nguyện với thần Mercure, thì bị tai hoạ tương tự như thế xảy tới. Người đó đọc kinh ấy là theo lời khuyên của một bà già tự xưng mình là bà lang chữa bệnh".
Chúng ta sẽ nói đến nhiều trường hợp quỷ nhập mà nguyên nhân khởi đầu là một lá bùa. Về điểm này, Đức Cha Saudreau quả quyết dứt khoát như thế: "Một trong những nguyên nhân thông thường nhất khiến ma quỷ quấy nhiễu là bùa ngải". Và Đức Cha xác định rằng "bùa ngải là những bí tích của ma quỷ".
Ma quỷ hành động qua "những phù phép", và bí mật của những phù phép đó chỉ được tỏ lộ ra cho những người theo phe nó. Trong những dân tộc vẫn còn theo ngoại giáo, ít khi người hành nghề thầy pháp hay phù thuỷ lại không có quyền hành hay ưu thế trong xã hội. Mọi người đều ghét nhưng cũng đều sợ và đều phải nhờ vả hắn. Hắn có những quyền năng mà người ta cho là siêu nhiên. Hắn được coi như có quyền trên bệnh tật, trên sức mạnh thiên nhiên, trên cả thời tiết khí hậu.
Trong các xứ theo Kitô giáo từ lâu đời, nghề thầy pháp cũng không hoàn toàn biến mất. Trong những vùng thôn quê, có những cá nhân có những quyền năng huyền bí và lớn lao. Những quyền lực này chính là "bùa ngải", "phù chú", "thư ếm"... Rất nhiều người cho rằng tin vào những thứ đó chắc chắn là mê tín. Điều đó thật tai hại! Không thể chứng minh rằng những tác động mà người ta gán cho các thứ phù phép đó tất cả đều là giả dối. Trong mọi trường hợp, sách các phép nhìn nhận quyền năng của bùa ngải là có thật, và yêu cầu giáo sĩ chiến đấu với chúng. Sách các phép cũng có những kinh nguyện chống lại bùa ngải. Dường như sau khi ma quỷ lập ra những nghi thức dành cho nó, và để đề cao những phù phép đó, ma quỷ buộc phải ra tay hành động khi ông thầy pháp đã làm đúng những hình thức mà nó đã qui định. Người ta quả quyết với chúng tôi là tại các miền quê nước Pháp, loại phù phép quỷ quái này rất thịnh hành.
Trong những cuốn sách như Le Dragon Rouge (Con Rồng Đỏ) và Grand Albert có những công thức ma thuật được dùng để hại những người họ ghét hay ghen. Không phải lần nào thầy pháp "vẽ bùa" thì lá bùa cũng đều hiệu nghiệm cả. Rất nhiều diễn biến xảy ra khi trừ quỷ được giải thích theo cách đó. Do tác dụng tốt đẹp của vị trừ quỷ, ma quỷ phải bỏ đi, nhưng nó không bỏ hẳn con mồi. Người ta bảo nó tới với ông thầy pháp đã điều khiển nó và than phiền về những cú đòn mà nó phải chịu, thế là ông thầy ra lệnh để nó tiếp tục công việc bị dở dang. Đức Cha Saudreau đã nhận xét rất rõ ràng về điều này. Ngài viết:
"Sau khi vị trừ quỷ đọc lời nguyện và làm những nghi thức thánh, con quỷ bị mất phần lớn sức mạnh của nó, nhưng nó sẽ tìm lại được sức mạnh mới nhờ những thực hành ma thuật của ông thầy pháp. Đó là điều nó nhìn nhận khi bị bó buộc trả lời cho vị trừ tà hỏi nó".
Bùa ngải có tác dụng thực sự và tác dụng này chỉ có thể là của ma quỷ. Đức Cha Saudreau đã nhận thấy điều đó khi ngài viết: "Nguyên nhân hầu hết của những trường hợp quỷ ám nổi tiếng đều là bùa ngải. Chẳng hạn như trường hợp của Madeleine de la Palude và của Louise Capel ở Marseille, trường hợp của các nữ tu dòng Ursule ở Loudun, của các nữ tu dòng tế bần ở Louviers".
Nhưng không phải tất cả các bùa ngải đều hiệu nghiệm như nhau, vì những hình thức được dùng để luyện bùa càng tội lỗi bao nhiêu thì những bùa ngải đó càng hoạt động mạnh bấy nhiêu. Qua các thời đại, đã có và vẫn còn các hình thức phù phép dùng sự phạm thánh để luyện bùa như xúc phạm đến Mình Thánh Chúa chẳng hạn, hay cử hành những "thánh lễ đen" (messe noire). Vào thế kỷ 17, trong những vụ án nổi tiếng, người ta khám phá ra rằng bùa ngải được luyện bằng việc giết các trẻ em, bằng những tội lỗi phản tự nhiên hay bằng những "thánh lễ đen".
Trong những trường hợp được Đức Cha Saudreau vừa kể, "những người luyện bùa là những linh mục khốn nạn, để luyện bùa, họ đã xúc phạm đến Mình Thánh Chúa một cách kinh tởm". Cuối cùng, có thể tin rằng giữa các thầy pháp và những người luyện bùa cũng có một phẩm trật ghê tởm, phẩm trật này chỉ cho những người đồi bại nhất, bất lương nhất được phép "huy động" những tên quỷ phụ tá đáng sợ của Lucifer, hay đích thân Lucifer, nếu người ta có thể nói như thế.
Về những điểm mũi nhọn của tác động ma quái này, chúng tôi chỉ có những phỏng đoán thôi. Nhưng chắc chắn có và còn những "giao ước" ký kết với Satan. Dường như điều đó đã được chứng tỏ rõ ràng.
Sau khi nói về hai nguyên nhân đầu tiên của chứng quỷ nhập: là lầm lỗi của người bị quỷ nhập, hay thường hơn là những bùa ngải người ta đã luyện để hãm hại nạn nhân, Đức Cha Saudreau không nghĩ rằng ngài đã kể ra hết được những cách giải thích có thể có về nguyên nhân chứng quỷ nhập. Vẫn có những trường hợp không thuộc hai loại mà chúng ta nói tới.
Việc quỷ quấy nhiễu và chứng quỷ nhập có thể là và đôi khi chắc chắn là một thử thách mà Thiên Chúa cho phép xảy ra, như trong trường hợp của thánh Gióp hay cha sở họ Ars, chẳng phải do lỗi lầm của người bị quỷ quấy nhiễu hay bị quỷ nhập, mà cũng chẳng do bùa ngải gì cả. Ma quỷ xin Thiên Chúa cho phép nó hành động và Chúa đã ban cho nó phép đó. Đối với các ngài, đó là một thử thách như bao nhiêu thử thách khác, nhưng tệ hơn nhiều. Tuy nhiên nó sẽ chuyển thành sự xấu hổ cho Satan và cho tính kiêu ngạo của nó. Con Quỷ Cào Sắt dù trở thành "bạn bè" với cha sở Ars, làm sao nó có thể hãnh diện về sự thất bại của nó nơi ngài! Cuối cùng nó cũng không thể không bộc lộ sự ghen ghét và tức giận của nó! Cha sở Ars đã giật nhiều linh hồn ra khỏi tay nó. Nó không ngừng quấy rối ngài, nhưng không thể thắng nổi ngài.
Sau này chúng tôi sẽ trưng dẫn một trường hợp: một con quỷ được phép nhập vào "thân chủ" của nó, nhưng lại không ra khỏi người đó được khi nó muốn ra. Đó là trường hợp của Antoine Gay, đáng cho chúng ta khảo cứu một cách chi tiết sau này. Nhưng Đức Cha Saudreau kể một trường hợp rất tương tự của cô Nicole Aubry ở Vervins, theo ngài thì trường hợp quỷ nhập này làm cho cả nước Pháp xúc động (1565). Cô bị quỷ nhập không phải vì bùa. Khi bị trục xuất, những con quỷ phải miễn cưỡng khai rằng trường hợp này xảy ra là do Thánh Ý Chúa, để biểu hiện quyền năng trừ quỷ của đạo Công giáo, và để cho người theo giáo phái Calvin trong vùng có lý do để trở về đạo Chúa. Những con quỷ này còn nói chúng rất đau khổ khi phải nhập vào phụ nữ này và phải nói nhiều điều bất lợi cho chúng. Trường hợp của Antoine Gay cũng y như vậy. Trong trường hợp của Nicole Aubry, quả là có một số lớn người theo giáo phái Calvin trở lại.
Trong một số trường hợp quỷ nhập, người ta thấy lời của thánh Augustinô rất đúng: Thiên Chúa thích biến điều ác thành điều thiện, hơn là tiêu diệt điều ác đó hoàn toàn. Trong lịch sử, có nhiều tâm hồn đã lợi dụng những đau khổ do chứng quỷ nhập để đạt tới một trình độ thánh thiện cao. Đức Cha Saudreau nói: "Chị Marie des Vallees bị quỷ nhập vì bùa ngải, nếu chị không phải chịu cái thử thách nặng nề như một cuộc tử đạo này, thì chắc chắn chị không đạt được một mức độ anh hùng cao như thế, khiến chị có biệt danh là 'bà thánh xứ Contance'" (1590-1656). Ai cũng biết trường hợp quỷ nhập của cha Surin, kéo dài 31 năm và thử thách này khiến cha đạt được những công đức rất lớn.
Người ta biết có nhiều trường hợp mà phép trừ quỷ không có hiệu lực. Chính ma quỷ bắt buộc phải thú nhận rằng chúng sẵn sàng ra khỏi nạn nhân, vì phép trừ quỷ làm chúng đau khổ lắm, nhưng vì Thiên Chúa không cho phép nên chúng không ra khỏi nạn nhân được.
Một trường hợp nổi tiếng lịch sử mà chúng tôi đã nói tới là trường hợp của Madeleine de Palud, một phụ nữ bị quỷ nhập ở Marseille, những phép trừ quỷ khiến cho con quỷ tên Asmodée và hai con quỷ vô danh khác ra khỏi nạn nhân vào năm 1611, nhưng vì Thiên Chúa cho phép, nên vẫn còn một con quỷ ở lại tên là Belzébuth, nó muốn ra lắm nhưng vẫn cứ bị giam hãm trong thân xác của phụ nữ này.
Sau này, trong một trường hợp tương tự, chúng tôi sẽ trưng dẫn một thí dụ gây kinh ngạc xảy ra mới đây, trong đó, phép trừ quỷ đã làm cho ma quỷ phải nới lỏng sự chi phối của nó đối với nạn nhân. Chẳng hạn như một phụ nữ bị quỷ nhập, bị ma quỷ cản trở không cho đi xưng tội hay rước lễ, thỉnh thoảng nhờ phép trừ quỷ chị ta lại làm được việc đó, nhưng con quỷ vẫn không bị đuổi ra, hoặc bị đuổi ra rồi lại trở lại. Nhưng trong trường hợp này, sau khi hiểu tình trạng của mình và biết được lợi ích thiêng liêng có thể rút ra được từ đó, nạn nhân bèn chấp nhận tình trạng ấy. Chị biết rằng ma quỷ ở trong mình như một con thú ở trong lồng, một con thú giận dữ, nhưng rốt cuộc nó không thể gây ra cho chị một điều dữ nào. Đức Cha Saudreau viết:
"Vì vậy, người bị quỷ nhập tiếp tục chịu đau khổ, nhưng đau khổ của họ sẽ hết sức ích lợi cho Giáo Hội. Con quỷ không làm gì được ai ngoài linh hồn mà nó đang bất đắc dĩ phải thánh hóa, vì thế, có biết bao linh hồn yếu đuối thoát khỏi những quyến rũ của nó."
Một tác giả viết tiểu sử của thánh Gioan Êuđê mới đây, là cha Boulay, tuyên bố rằng vào thời của cha, năm 1907, có trên 30 người đã chấp nhận làm nạn nhân theo kiểu đó để cứu rỗi các linh hồn. Khi trưng dẫn chuyện này, Đức Cha Saudreau còn nói: "Chúng tôi còn biết nhiều người quỷ nhập khác như thế trong nhiều địa phận khác nhau, mà cha Boulay không biết, cũng không gồm trong số trên 30 người này".
Một người trừ quỷ đương thời rất thành thạo đã xác định với chúng tôi y như vậy, rằng có những người "hy sinh chịu quỷ nhập" đã dâng những đau khổ của họ cho Chúa để cầu nguyện cho hàng giáo sĩ thời đại đang cần những đau khổ đó biết bao!
Vả lại, đối với những tâm hồn phi thường này, chúng ta đừng tưởng rằng họ không được đền bù. Thường thì hoàn toàn trái lại. Đức Cha Saudreau kết luận:
"Khi ma quỷ nhập vào một người tín hữu, Thiên Chúa thường ban phép cho người này nhận được những ơn trợ lực phi thường từ trời cao, như một đối trọng cân bằng với những thử thách phi thường mà hoả ngục bắt người đó phải chịu. Thông thường, nếu có những thị kiến về ma quỷ thì cũng có những thị kiến về thiên đàng, nếu ma quỷ làm cho người đó đau khổ thì thiên thần bản mệnh của họ sẽ an ủi và thêm sức cho họ. Những vị thánh mà họ tôn sùng, những thiên thần mà họ kêu cầu, đôi khi ngăn cản không để ma quỷ làm hại họ, và một cách rất quyền năng giúp đỡ họ làm những việc đức hạnh để làm cho kẻ thù suy yếu, đồng thời thúc đẩy họ tiến tới hoàn hảo".
Tóm lại những trường hợp quỷ nhập là những trường hợp ở đầu mút của một thế lực bao la lan rộng khắp vũ trụ tâm linh: Cuộc chiến của thiện chống ác, của thành Thiên Chúa chống với thành của Satan.
Trong bối cảnh đó, quỷ nhập chỉ là một màn đặc biệt của một cuộc hỗn chiến lớn lao giữa các thần. Chính trong tính cách hữu hình này mà chứng quỷ nhập mới có lý do hiện hữu của nó. Nếu thực sự "cái quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho chúng ta tin rằng nó không có, không hiện hữu" thì đối với nó, không có một mâu thuẫn nào rõ rệt hơn, không có một phi lý nào dễ thấy hơn là những biểu hiện của nó trong sự kiện quỷ nhập.
Có những trường hợp quỷ nhập không thấy được, trong đó Satan không phải tỏ hiện ra, nhưng thực sự lại hiện diện nhiều hơn lúc nào hết, lúc đó nó thổi vào trong những tấm lòng đã thuận theo nó những ý định kinh tởm nhất. Những trường hợp đó đáng sợ hơn những trường hợp khác rất nhiều. Đó chính là trường hợp của một tông đồ hầu như không bao giờ được ghi trong sách Phúc Âm mà không có danh từ "tên phản bội" viết kèm theo! Thật ra, có lẽ ông ta không hề kêu cầu Satan. Nhưng Phúc Âm thánh Gioan đã dùng những từ thích hợp để diễn tả rằng "sau khi ăn miếng bánh trong bữa tiệc ly, Satan nhập vào hắn!".
Và thánh Augustinô giải thích việc ma-quỷ-nhập-vào đó rằng: "Nó nhập vào người đã phó mình cho nó để chiếm hữu người đó một cách hoàn toan hơn".
Chứng quỷ nhập không có phương thuốc chữa trị sao? Thiên Chúa đã bỏ mặc tạo vật của Ngài dưới quyền Satan mà không cấp cho họ đủ sự trợ giúp để họ có thể thoát khỏi nanh vuốt của nó sao?
Rõ ràng là không thể như thế được. Không có sự tiền định cho ai chịu điều ác hay sa hoả ngục cả.
Phương thuốc mà Thiên Chúa muốn để chữa trị chứng quỷ nhập là phép trừ quỷ, tiếng Pháp là Exorcisme, rút ra từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là cầu khẩn. Để trử quỷ thì có những luật rất chính xác. Việc đầu tiên phải làm là tìm hiểu để biết chắc chắn rằng đó là một trường hợp quỷ nhập chứ không phải là một bệnh tật tự nhiên. Về việc này, nhờ một lập luận đơn giản, ta có thể suy ra phương cách sau đây: nếu thấy trong con người của nạn nhân có hiện diện một trí tuệ khac với trí tuệ của y, thì đó là một hiện tượng quỷ nhập chứ không phải là bệnh tật. Lát nữa chúng ta sẽ nói tới những chi tiết rõ ràng mà sách các phép Rôma có ghi về điểm cốt yếu này. Nhưng các tác giả đều nhất trí nhìn nhận rằng nói chung những bước đầu của chứng quỷ nhập rất khó phân biệt.
Từ xa xưa, ma quỷ biết rằng các phép trừ quỷ được sử dụng thường xuyên trong Giáo Hội có một quyền năng khủng khiếp trên bọn chúng, khiến chúng đau khổ về thể lý hay về tâm lý, tức đau khổ vì kiêu ngạo. Muốn tránh những phép trừ quỷ đó, chúng phải cố gắng che đậy hàng tuần, hàng tháng không cho người ta khám phá ra nạn nhân bị quỷ nhập. Sau này chúng tôi sẽ đưa ra một thí dụ cho thấy bình thường việc trừ quỷ chỉ bắt đầu thực hiện sau 3 năm. Dường như mục đích của Satan là làm cho người ta tưởng rằng người bị quỷ nhập mắc bệnh điên, để y bị cầm hãm trong một bệnh viện tâm thần, nhờ vậy tránh được mọi can thiệp có tính cách tâm linh. Vào thế kỷ 17, sách lược này của ma quỷ đã bị cha Surin tố giác. Và sách các phép, nơi qui tụ kinh nghiệm ngàn đời của Giáo Hội, đã ghi một cách chính xác như sau: "Ma quỷ có thói quen trả lời dối trá và chỉ tỏ cho thấy sự hiện diện của chúng một cách bất đắc dĩ, để khiến vị trừ tà ngưng công việc trừ quỷ lại, hay làm cho mọi người tin rằng bệnh nhân không phải bị quỷ nhập".
Ngày nay, ma quỷ dễ dàng thực hiện cái sách lược im lặng và dấu diếm nào biết bao, vì rất nhiều bác sĩ, cả bác sĩ có đạo, cũng không chấp nhận bệnh nhân có khả năng bị quỷ nhập, và chủ trương chữa trị bệnh nhân bằng những phương pháp tự nhiên không tác dụng gì trên ma quỷ cả. Điều quan trọng là phải giữ được sự trung dung đúng mức, đừng quá vội tin là quỷ nhập bao lâu giả thuyết cho là một bệnh tự nhiên chưa bị gạt bỏ, và cũng đừng chậm trễ sử dụng những phương thuốc siêu nhiên mà Giáo Hội đề nghị khi đã biết chắc chắn đó là quỷ nhập.
Cần phải biết nghi ngờ về sự hiện diện của ma quỷ nơi bệnh nhân khi thấy có những triệu chứng tuy không thể kết luận dứt khoát, nhưng rất đáng lưu ý, để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn đối tượng đang bị nghi ngờ. Đức Cha Saudreau khi trích dẫn bác sĩ Hélot, một bác sĩ chuyên môn thời của ngài (cuốn Névroses et Possessions, Le diagnostic: bệnh thác loạn thần kinh và chứng quỷ nhập, Cách chẩn đoán) có đưa ra những dấu hiệu sau đây:
Bệnh nhân bị co giật, khiến ta có thể nhận ra có một trí tuệ khác với trí tuệ của bệnh nhân, và có lúc bệnh nhân bình thường, có lúc bất thường xen kẽ nhau.
Bệnh nhân có những cử động dị thường luôn luôn đi kèm với sự tác động kéo dài như: nhảy, múa, mất thăng bằng, bò lê dưới đất, đập phá, đau đớn, té ngã mà không có nguyên nhân rõ rệt, vặn cổ, vặn gáy....
Bệnh nhân có những biến chứng, đau đớn không chịu nổi, đột nhiên được chữa lành bằng nước thánh, bằng dấu thánh giá, bằng Mình Thánh Chúa,...
Bệnh nhân đột nhiên bị mất cảm giác, giác quan và cảm tính, và có thể lấy lại được trong chốc lát nhờ cầu nguyện.
Bệnh nhân kêu la giống như thú vật, bị buộc phải tru tréo lên một cách vô ý thức, nghĩa là sau đó bệnh nhân không còn nhớ gì nữa.
Khi nhìn một người bình thường, bệnh nhân lại thấy người đó dị thường, hay thấy người đó là quỷ.
Bệnh nhân tự nhiên nổi giận khi thấy những vật dụng đã được làm phép, hay khi thấy một linh mục, hay khi đi ngang qua một nhà thờ mà thấy người ta muốn vào.
Bệnh nhân không thể ăn uống hay gìn giữ được những đồ ăn thức uống đã được làm phép.
Tất cả những dấu hiệu đó dù xảy ra riêng rẽ hay đồng thời, chỉ là những triệu chứng. Chúng phải xảy ra lúc bệnh nhân tỉnh thức. Khi thấy những triệu chứng đó, điều quan trọng là phải can đảm và bạo dạn. Những phép trừ quỷ là một trận chiến phải đánh, và trận chiến này có thể cam go và kéo dài. Không được lùi bước trước những buồn phiền mà trận chiến này có thể gây ra. Sách Các Phép đã nói rất rõ: "Ma quỷ gây trở ngại được chừng nào hay chừng ấy để cản trở bệnh nhân lãnh nhận phép trừ quỷ".
Đương nhiên cần phải tham vấn một hay nhiều y sĩ, bàn luận sự việc với họ, và phải bảo đảm là họ vừa có khả năng vừa khôn ngoan, nghĩa là họ không chống đối sự hiện hữu của chứng quỷ nhập vì một thành kiến không hợp lý, để rồi cuối cùng họ từ chối hay bác bỏ. Bác sĩ Hélot có nói về một vài đồng nghiệp của ông: "Họ có tai để mà giả điếc!".
Hiển nhiên là có những bất tiện khi không có lý do hợp lý mà lại nhận công tác trừ quỷ, vì như thế là trình bày tôn giáo của mình một cách bất lợi. Nhưng còn nhiều bất lợi hơn nữa khi phải hoãn lại vô thời hạn việc trừ quỷ khi không còn phương cách nào khác nhằm nâng đỡ những nạn nhân của ma quỷ đó nữa. Không phải chỉ có thể xác nhận nạn nhân bị nguy hiểm mà cả linh hồn họ nữa nếu không có ai tới giúp họ khi còn có thể được. Khi đã kết luận rằng cần phải trừ quỷ, thì lúc đó bổn phận của ta là phải tiến hành ngay, bằng cách cầu nguyện và ăn chay để chuẩn bị, và dùng tất cả những phương tiện mà Giáo Hội đương dùng. Cũng đừng quên rằng vấn đề bây giờ không còn là muốn can thiệp hay không cũng được.
Trong luật dân sự có trường hợp tội phạm là "không giúp đỡ người đang gặp nguy hiểm", cũng vậy, theo thần học, ai có trách nhiệm đối với tâm hồn người khác mà lại không can thiệp để cứu giúp người đang bị Satan hãm hại, người đó có tội. Đó là ý kiến của Đức Cha Saudreau, ngài viết: "Vì thế, khi bàn đến những vấn đề này, các nhà thần học đã chính thức tuyên bố rằng người nào có trách nhiệm đối với các linh hồn mà không trừ quỷ cho người bị quỷ nhập thì mắc tội trọng. Như vậy, hiển nhiên là chống đối việc trừ quỷ hay ngăn cản không cho người khác cứu giúp những người đang gặp nguy hiểm về tâm linh cũng như thể chất khủng khiếp như thế, cũng là một tội trọng".
Bây giờ chúng ta nói đến những dấu hiệu mà sách Các Phép đã đưa ra như những dấu hiệu chắc chắn của chứng quỷ nhập. Nói chung, những dấu hiệu này là những dấu hiệu chứng tỏ có một trí tuệ nào đó chắc chắn khác với trí tuệ của nạn nhân đang hiện diện trong y. Trong Sách Các Phép những dấu hiệu đó là:
Bệnh nhân nói tiếng lạ, hay hiểu được người nói tiếng đó.
Bệnh nhân nói cho biết những chuyện ở xa hay còn trong vòng bí mật.
Bệnh nhân biểu lộ những khả năng vượt quá tuổi tác hay vượt quá điều kiện của mình, như lơ lửng trên không mà không bám hay dựa vào đâu cả, đi lộn ngược đầu trên vòm nhà hay trần nhà, vẫn khư khư bất động bất chấp những nỗ lực đẩy hay kéo của những người mạnh hơn hợp lại, ...
Những thí dụ khác nhau đó không phải là Sách Các Phép ghi nguyên văn như thế, mà là do giới có thẩm quyền giải thích ra.
Vả lại, khi trừ quỷ, vị linh mục được Giám mục cho phép trừ quỷ một cách chính thức, và công khai hoặc bán công khai - vì trừ quỷ một cách riêng tư thì tất cả mọi Kitô hữu đều được phép - sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mình đang đối diện với một đối thủ rất thông minh, thường có những phản ứng bất ngờ, rất khác với những phản ứng mà bệnh nhân vẫn có trong tình trạng bình thường. Quả thật trong thân xác của một phụ nữ bị quỷ nhập, và qua miệng của phụ nữ này, Satan luôn luôn nói về mình với tư cách một người đàn ông, tự xưng mình bằng những từ ngữ khoa trương - mà chúng ta sẽ có những thí dụ sau - tiết lộ những chuyện bí mật, tự nguyện hoặc miễn cưỡng trả lời những câu hỏi được đặt ra, nhất là khi người ta nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Đức Kitô hay đặc biệt hơn nhân danh Đức Trinh Nữ để ra lệnh cho nó phải trả lời.
Người trừ quỷ không bao giờ được lùi bước, không bao giờ được mất kiên nhẫn và can đảm, nhưng điều rất quan trọng là phải chuẩn bị hết sức bằng cầu nguyện và hãm mình, sẵn sàng lao mình vào một cuộc chiến rất cam gi với ma quỷ. Cuộc chiến đấu chống lại Satan không phải là một chuyện tầm thường. Trái lại, đó là một chuyện nghiêm trọng và rất cảm động. Người trừ quỷ có thể chắc chắn rằng ma quỷ sẽ tìm cách trả thù bằng những đòn tấn công của nó. Nhưng vị đó tự an ủi mình bằng cách nghĩ mình là người đứng về phe Thiên Chúa và Đức Kitô, chống lại mọi quyền lực của sự dữ. Đối với người trừ quỷ, điều chắc chắn là vị đó nhờ công việc của mình có thể lãnh nhận được những ân sủng cao siêu, dẫu rằng vị đó có quyền "coi bổn phận của mình như một phương thế thánh hoá hữu hiệu nhất mà Thiên Chúa Quan Phòng dành cho mình" (Saudreau)
Đằng khác, đừng quên rằng vị trừ tà không phải chỉ có bổn phận chữa bệnh nhân khỏi chứng quỷ nhập, mà còn phải hướng dẫn người đó đi tới sự thánh thiện nữa. Nếu bệnh nhân cần phải hối cải, thì không gì có thể kềm chế quyền lực và sự thống trị của Satan một cách chắc chắn bằng sự hối cải thực tâm và lâu bền của bệnh nhân, người mà ma quỷ đã ra sức chiếm hữu. Nếu bệnh nhân không cần hối cải, thì bệnh nhân cần tiến tới trên con đường nhân đức. Tật xấu hay những khuyết điểm của bệnh nhân là những điểm tựa cho ma quỷ quấy rối, và ngược lại những hành vi nhân đức do bệnh nhân thực hiện với sự giúp đỡ của vị trừ quỷ, là bảo đảm chắc chắn nhất cho sự thất bại của ma quỷ.
Trước khi chấm dứt chương nói lý thuyết về hiện tượng quỷ nhập, thiết tưởng nên kể ra đây những qui định của Giáo Luật liên quan tới việc trừ quỷ. Trong cuốn Codex juris ecclesiastici (sách luật của Giáo sĩ), có ba điều luật từ 1151 đến 1153:
Điều 1151: "Cho dẫu có quyền năng trừ quỷ, nếu không nhận được phép đặc biệt và khẩn cấp của Đấng Bản Quyền tức Đức Giám mục của mình, thì không ai có thể trừ quỷ một cách hợp pháp cho những người bị quỷ nhập".
Đấng Bản Quyền chỉ nên ban phép này cho linh mục có đạo đức, khôn ngoan và không có gì đáng trách trong cách sống; và vị linh mục này chỉ được thi hành việc trừ quỷ sau khi đã xem xét chăm chú và cẩn thận và đã nhận thấy một cách chắc chắn đối tượng mình trừ quỷ là thực sự bị quỷ nhập.
Điều 1152: Các thừa tác viên hợp pháp có thể thi hành phép trừ quỷ không chỉ cho các tín hữu hay tân tòng mà còn cho những người ngoài Công giáo hay đã bị vạ tuyệt thông nữa".
Điều 1153: "Khi thi hành phép trừ quỷ trong lễ rửa tội, trong lúc truyền phép Thánh Thể, hay khi chầu phép lành, thì vị trừ quỷ phải chính là thừa tác viên hợp pháp làm các nghi lễ đó".
Điều luật này muốn nói rằng: Nếu trong những trường hợp cần kíp người nào cũng có thể rửa tội cho người khác được, thì trong việc trừ quỷ công khai, chính thức và hợp pháp, chỉ có những thừa tác viên rửa tội long trọng - nghĩa là rửa tội với tất cả những lễ nghi do Giáo Hội lập ra, trong đó có nghi thức trừ quỷ - và những thừa tác viên cử hành Truyền Phép hay cử hành Chầu Phép Lành, mới được phép trừ quỷ một cách hợp pháp, công khai và chính thức với phép của Giám mục mà thôi.
Thật thế, Giám mục không bao giờ ban quyền trừ quỷ một cách long trọng cho ai ngoài những linh mục đã được tuyển chọn kỹ lưỡng về khả năng trừ quỷ và tư cách sống của vị đó.
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk tai game android | kho tai game java kho tải game android | Game cho android | game android free tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android
| goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<