Bà Lệ Thuỷ rùng mình bởi cơn gió lạnh đột ngột thổi từ ngoài vào, bà bước tới đóng chặt cánh cửa sổ lại rồi bật lò sưởi.
Đây là một ngoại lệ, bởi tuy trời Đà Lạt có lạnh, nhưng từ bao lâu nay bà không bao giờ phải dùng tới lò sưởi cả. Với bà, cái lạnh ở xứ hoa này đâu thấm gì với cái lạnh ở nước ngoài mà bà đã trải qua hơn mười năm đi du học. Bởi vậy kể từ khi về nước, mua lại ngôi nhà cổ này trên ngọn đồi cách trung tâm thành phố hơn cây số, bà đã cho mở tung các cửa ra, kể cả ban đêm.
Với bà, không khí trong lành quan trọng hơn cả hơi lạnh mà mọi người thường ngại. Tôi tớ trong nhà không tán thành việc đó, nhưng họ đâu dám có ý kiến khi bà chủ muốn.
Tối nay, bà càng có lý do để chứng tỏ mình không sợ lạnh, bởi thằng con trai bà lúc chiều đã điện thoại lên dặn bà phải đóng kín cửa lại, làm cho trong nhà ấm lên, để khi anh ta đưa cô con dâu bà về cô ta đỡ phải cóng, vì cô ta rất dị ứng với khí lạnh Đà Lạt này.
Bà Lệ Thuỷ vốn có thành kiến với cô con dâu không do bà chọn này, cho nên hễ cái gì cô nàng không ưa thì bà muốn làm trái ngược lại.
Về cô con dâu Mỹ Dung, chính bà đã phản đối kịch liệt khi bà còn ở nước ngoài nhận được tin Hoàng Lộc cưới vợ. Với bà, chuyện vợ con của Lộc phải do bà chọn, mà việc đó bà đã làm rồi, bà muốn Lộc cưới Lan Hương, một cô gái đang ở Pháp cùng cha mẹ vốn là bạn thân của bà.
Tuy nhiên Hoàng Lộc đã làm chuyện đã rồi, khi tự mình tổ chức đám cưới mà không cần sự có mặt của mẹ. Khi bà về nước, giữa hai mẹ con đã nổ ra cuộc tranh luận dữ dội, dẫn tới sự tách ra lên Đà Lạt ở riêng, không màng gì tới cuộc kinh doanh đang phát đạt và rất cần sự góp sức của bà.
Hồi trưa nay, Lộc điện lên báo tin là anh và vợ sẽ lên gặp bà bàn vài việc quan trọng. Bà đã có ý không muốn tiếp cô con dâu, nhưng do Lộc bảo chuyện không thể không gặp, nên buộc lòng bà phải để cho Lộc đưa con dâu lên. Bà cố ý ngồi chờ là vậy...
Tuy nhiên, chẳng hiểu sao đang ngồi, bà Lệ Thuỷ lại bắt lùng mình, bà đóng cửa sổ lại nhưng không muốn mấy người giúp việc nhìn thấy mình bị lạnh, nên bà tự bật lò sưởi và đóng kín cửa ra vào lại, rồi ngã người trên ghế nệm. Tự dưng bà cảm thấy buồn ngủ đến độ đôi mắt vốn rất tỉnh táo của bà như đang muốn nhắm lại.
- Ra khỏi phòng này ngay!
Cái vía của bà Lệ Thuỷ vẫn còn chưa ngủ, nhưng câu nói của ai đó thì như vọng lại từ cõi hư vô. Bà cố bật người dậy mà không thể, nên cố nhướng mắt lên, vừa hỏi nhừa nhựa:
- Ai... nói gì...
- Tao nói là mày bước ra khỏi phòng này ngay, nghe chưa con đ. già!
Giọng nói càng lúc càng đanh đá và như sắp vồ lấy bà, khiến bà Lệ Thuỷ phải đưa tay lên đỡ và một lần nữa cố rướn người lên để tránh. Bà cảm giác như có hơi thở của ai phả vào mặt mình, bà kêu thét lên. Nhưng tiếng kêu của bà không thể phát ra khỏi cổ họng được, trong khi giọng nói lặp lại lần nữa:
- Tao nói lần nữa, mày có đi ra không! Phòng này là của tao, tại sao mày tới đây chiếm lấy rồi còn tự động đốt lò sưởi lên nữa, tao không thích!
Cái lò sưởi chạy điện đang phả hơi nóng ra, tự dưng tắt phụt, rồi một cái tát thật mạnh vào má, khiến bà Lệ Thuỷ phải ngã phịch xuống sàn. Bấy giờ, bà mới kêu lên thành tiếng:
- Bớ người ta!
Vừa khi ấy, bên ngoài có tiếng đập mạnh cửa phòng:
- Bà ơi, có chuyện gì vậy?
Bà Lệ Thuỷ đứng lên mà cảm giác lảo đảo vẫn còn. Phải mất nửa giây sau, bà mới hoàn hồn, hiểu rằng mình vừa trải qua cơn ác mộng...
- Con Hai hả, mày đẩy cửa vào, cửa không khoá!
Hai Sương, cô giúp việc đắc lực của bà lo lắng:
- Con nghe bà la dữ quá, có chuyện gì vậy?
Nhớ lại chuyện vừa rồi, nhưng bà không dám nói:
- Tao thấy cái gì đó ghê lắm, nhưng... mộng mị mà. Có lẽ tao nằm cấn bả vai, cho nên...
Bà nhìn đồng hồ tay và chép miệng:
- Sao giờ này mà cậu Lộc mày chưa lên tới?
Hai Sương đáp:
- Lúc nãy con nghe điện thoại trong phòng bà reo dữ lắm, con tưởng bà nghe...
- Tao nằm ngủ quên. Không biết có phải của thằng Lộc không?
Bà vừa dứt thì chuông điện thoại lại reo vang, ba chụp lấy ống nghe và ngạc nhiên khi đầu dây bên kia không phải là giọng của Lộc, nhưng đang nói chuyện về Lộc:
- Tôi là người đi đường ngang qua đèo Bảo Lộc và gặp chiếc xe của cậu Hoàng Lộc bị nạn ở đó. Cậu Lộc thì không sao, nhưng còn...
Bà Lệ Thuỷ buông ống nghe xuống, người bà cứng đờ sắc mặt tái xanh...
Hai Sương hoảng hốt:
- Chuyện gì vậy bà?
Bà nói như người mất hồn:
- Con vợ thằng Lộc... chết rồi!
- Trời ơi!
° ° °
Ghét My Dung là một chuyện, còn việc cô ta chết lại là việc khác, nó khiến bà Lệ Thuỷ bối rối và lo lắng nhiều. Cô dâu trẻ mà bà chỉ mới gặp có vài lần trước ngày tách ra ở riêng, thật ra cũng không phải là con người đáng ghét hay xấu xa gì, chỉ có điều... cô ta không phải là người do chính bà chọn lựa!
Người ta đưa được xác Mỹ Dung lên từ dưới vực sâu sau khi xe của Hoàng Lộc lạc tay lái rơi xuống đó. Cô nàng tuy chết do tai nạn rơi xuống đèo, nhưng chiếc xe của họ vướng vào một thân cây to và treo lơ lửng ở đó, chỉ cô bị rơi ra, máng vào một cành cây và tử vong, còn Hoàng Lộc thì vướng lại trong cabin, nên chỉ bị xây xát nhẹ.
Nửa đêm hôm đó, xác Mỹ Dung được chuyển từ nhà xác bệnh viện về theo yêu cầu của Hoàng Lộc. Anh chàng không muốn để ở nhà xác rồi chuyển thẳng về Sài Gòn theo ý của mẹ, bởi anh lập luận:
- Mỹ Dung được quyền nằm lần cuối trong nhà mẹ chồng, thay vì nằm trong nhà xác lạnh lẽo! Mẹ có phản đối thì con cũng đưa về đây và thậm chí con còn tổ chức tang ma luôn trên này, thay vì đưa về Sài Gòn.
Bà Lệ Thuỷ đành để mặc cho con trai muốn làm gì thì làm. Suốt đêm đó cho tới sáng, bà cáo bệnh nằm rút trong phòng riêng. Sáng hôm sau khi vừa tỉnh giấc, bà đã nghe bên ngoài có tiếng đọc kinh theo công giáo, thay vì tụng niệm theo nghi lễ Phật giáo.
Bà gọi Lộc vào định phản đối, bởi gia đình theo đạo Phật. Tuy nhiên, Lộc đã thẳng thừng phản kháng:
- My Dung theo công giáo, do đó con phải làm lễ theo nghi thức tín ngưỡng của cô ấy. Mẹ không tham dự thì để con làm.
Sự chống đối của Lộc với mẹ đã ra mặt và có vẻ căng thẳng, mà với khách khứa tới nhiều, không tiện tranh luận với con, nên bà Lệ Thuỷ lại một lần nữa im lặng lánh vào phòng.
Hầu như suốt ngày hôm đó bà không ló mặt ra, dẫu bà nghe tin ông bà sui gia, tức cha mẹ của Mỹ Dung hay tin con chết đã có mặt đầy đủ! Hoàng Lộc phải nói khéo với cha mẹ vợ:
- Mẹ con đau tim nên khi hay tin dữ bà đã ngất đi và không dậy nổi suốt từ hôm qua đến giờ, có lẽ ba mẹ cũng không nên vào thăm làm gì chỉ khiến bà mệt thêm mà thôi.
Cha mẹ Mỹ Dung nhất quyết đưa quan tài con gái về Sài Gòn, nên ngay trưa hôm đó họ mướn xe chuyển đi ngay. Bà Lệ Thuỷ nhờ thế trút được gánh nặng.
Khi xe chuyển quan tài đi rối, chính Tư Sương khuyên bà:
- Dẫu gì thì bà cũng nên về theo cho phải lẽ.
Nhưng bà lại cương quyết:
- Thằng Lộc đã nói như vậy rồi thì tao không cần đi. Vả lại, tao không thể chịu nổi cho đến khi chấm dứt ma chay.
Hai Sương kê sát tai bà nói:
- Lúc liệm xác mợ Hai, con thấy ở hai khoé mắt của mợ như có hai hàng nước mắt chảy ra!
Bà Lệ Thuỷ trừng mắt nhìn chị ta:
- Nói tào lao! Mày nhiễm ba cái chuyện hoang đường rồi đó.
Nhưng Hai Sương quả quyết:
- Không riêng gì con thấy thôi đâu. Chính bà mẹ mợ ấy cũng thấy và con thấy chính bà ấy lấy khăn lau nước mắt cho mợ Hai nữa. Cậu Lộc đã khóc ngất khi chứng kiến cảnh ấy đó bà!
Tuy gạt ngang chuyện bà cho là nhảm nhí đó, nhưng khi vào phòng riêng nằm, bà Lệ Thuỷ cứ bị ám ảnh hoài điều mà Hai Sương gọi là xác chết chảy nước mắt đó. Đến nỗi khuya hôm đó, bà phải gọi Hai Sương vào ngủ cùng. Bà giải thích:
- Tao thấy trong người không được khoẻ lắm, nên cần mày bên cạnh, để nửa đêm cần cạo gió thì mày cạo giùm tao.
Hai Sương biết bà ta sợ, nhưng vờ như không hiểu, chị ta còn nói:
- Con ngủ với bà, nếu nửa đêm bà có sợ gió không ra ngoài mà cần gì bên ngoài con sẽ đi thay bà.
° ° °
Nửa đêm hôm đó...
Có lẽ quá căng thẳng suốt ngày, nên vừa nằm xuống một lúc bà Lệ Thuỷ đã ngủ say. Hai Sương đi tắt đèn rồi cũng nằm theo.
Khoảng một giờ sau...
Bà Lệ Thuỷ quay sang cô người làm của mình, nói bằng giọng ngái ngủ:
- Mày ngủ ngáy và nghiến răng quá tao ngủ không được! Hay là thôi, mày ra ngoài ngủ riêng đi!
Hai Sương không trả lời, hình như cô ta đã ngủ quá say. Và tiếng ngáy càng to hơn...
Bà Lệ Thuỷ phải bật dậy với tay bật bóng đèn ngủ có độ sáng tỏ hơn, bà gắt:
- Con này ngủ như chết vậy. Dậy đi!
Và bà chỉ kịp nói tới đó, rồi thì gần muốn đứng tim khi nhìn thấy trước mặt mình, người đang nằm kia không phải là Hai Sương, mà là... Mỹ Dung!
- Trời ơi, bớ... bớ...
Bà ta lảo đảo ngã ngửa xuống giường, vô tình lại ngã đúng lên thân thể của Mỹ Dung!
- Cứu...
Bà ta ngất đi. Đến khi được cứu tỉnh thì người đứng trước mặt bà là Hai Sương. Bà ta thều thào:
- Sao... sao lại... thế này...?
Hai Sương ngạc nhiên:
- Bà sao vậy? Sao nửa đêm bà la làng làm náo động cả nhà vậy bà?
Bà Lệ Thuỷ bật dậy, nhìn quanh với vẻ bàng hoàng còn trên nét mặt:
- Nó... nó đâu rồi?
- Nó nào?
- Con... con Mỹ Dung!
Hai Sương và mấy người làm đều ngơ ngác:
- Mỹ Dung nào? Mỹ Dung đã được chở về Sài Gòn rồi, sao còn cô ấy ở đây?
- Không, nó mới ở đây? Nó nằm trên giường này, nó là...
Bà ta quay lại nhìn Hai Sương với vẻ nghi ngờ:
- Sao lúc đầu mày ngủ với tao, mà sao khi tao lay dậy thì thấy... con Mỹ Dung nằm ngay chỗ của mày?
Hai Sương nghe bà ta nói vậy thì hốt hoảng:
- Con đâu phải ma! Lúc bà ngủ, con ra ngoài đi vệ sinh, bởi con sợ làm dơ nhà vệ sinh của bà. Đến khi trở vào thì con kịp nghe bà kêu thét lên!
Sáu Xinh, một cô người làm khác cũng lên tiếng:
- Lúc bà chủ kêu la trong này thì ở ngoài kia có ai đó để cái thùng lớn ngã dưới gốc cây mimosa. Cái thùng đó giống như... giống như...
Bà Lệ Thuỷ chú ý tới điều đó, bà hỏi dồn:
- Cái thùng gì?
Sáu Xinh chỉ tay ra ngoài:
- Ngay trước cửa đó!
Hai Sương là người chạy ra xem đầu tiên, và từ ngoài sân tiếng cô ta kêu thất thanh:
- Bà ơi, cỗ... cỗ quan tài!
Bà Lệ Thuỷ dù đang kiệt sức cũng phải cố lết ra ngoài, đôi mắt bà trợn trừng khi nhìn thấy cỗ quan tài đỏ như máu đang nằm lạnh lùng giữa sân nhà! Rồi như có một lực vô hình đẩy bước chân bà tiến lại gần hơn cỗ quan tài.
Hai Sương cũng bước theo và khi họ còn đang sợ sệt hồi hộp, thì bỗng nắp quan tài như bị ai đó đẩy mạnh, nó bật ra rơi xuống đất!
- Trời ơi!
Tiếng la lớn nhất là của Hai Sương, nhưng người ngất xỉu lại là bà Lệ Thuỷ?
Bên trọng quan tài là Mỹ Dung! Hình ảnh đôi dòng lệ chảy tuôn lúc liệm như thế nào, thì lúc này trước mắt mọi người nó lại tái hiện y như vậy! Hai Sương thất thần:
- Mợ Hai... xin mợ...
Mọi người không tin vào mắt mình, nhưng trước mắt họ, cái xác nằm im trong quan tài là sự thật và nó như đang thách thức những con tim sắp vỡ ra của những người có mặt. Hai Sương dìu bà chủ vào nhà, vừa nói với lại:
- Sáu Xinh gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin này liền đi, kẻo cậu Lộc lo.
Xinh gọi ngay cho Hoàng Lộc báo tin cỗ quan tài thì từ đầu dây bên kia, giọng của Lộc sửng sốt:
- Chị nói cái gì, quan tài của vợ tôi đang ở dưới này, tang lễ đang cử hành mà!
Sáu Xinh rụng rời tay chân, đứng chết lặng...
| goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<