watch sexy videos at nza-vids!
1/1/99

Biệt Thự Ma

Phần 1

Cuối cùng rồi thì mơ ước của ông Tân cũng đã thành sự thật! Hơn nửa đời người, giờ đây ông Tân đã được sống trong một ngôi nhà to lớn khang trang, có cả một khu vườn thật rộng bao xung quanh, trồng nhiều loại cây trái khác nhau.

Mười năm trước, khi vợ ông còn sống, hai vợ chồng đã từng mơ có được một ngôi nhà tương đối một chút để những đêm mưa vợ chồng con cái không phải ngồi túm tụm vào một góc và khắp nhà không phải bày la liệt nào thau nào chậu để hứng nước mưa dột lỏn tỏn từ trên mái nhà xuống. Vậy mà mãi tới khi thở hơi cuối cùng, vợ ông vẫn phải chịu cảnh khổ nhọc trong cái chòi lá trống trên hở dưới.

Các con ông Tân cũng lớn lên từ đó. Nhưng nhờ trời, cả hai đứa đều có tính tự lập và ý chí phấn đấu rất cao, nên tuy là con nhà nghèo, việc học hành gặp nhiều hạn chế nhưng cả hai đứa con ông Tân đều học giỏi và thi đậu ở thứ hạng cao, được lãnh suất học bổng du học toàn phần do nước ngoài đài thọ.

Đó là niềm vui to lớn nhất trong đời ông Tân. Hai đứa đi học rồi đi làm xa nhà, nhờ biết tiện tặn dành dụm nên mỗi năm mỗi đứa đều gởi về cho ông Tân một số tiền không nhỏ để ông an hưởng tuổi già.

Nhưng một người đã quen với cuộc sống nghèo hèn khốn khó như ông Tân, lại không thuộc loại người mới “tanh tanh mùi tiền, đã làm ra vẻ phú ông” nên ông Tân tuy được con chu cấp để có cuộc sống dư giả, thoải mái, ông vẫn tiết kiệm và cần cù làm việc. Tự ông nuôi sống được mình, toàn bộ số tiền các con ông gởi về ông đều gởi hết trong ngân hàng.

Nhiều năm trôi qua, khi số tiền ông có được đã có thể giúp ông đạt được mơ ước, ông viết thư cho con, nói rằng sẽ mua nhà. Hai đứa con quá bất ngờ và cảm thấy hối hận, vì lâu nay chẳng đứa nào nghĩ tới chuyện mua cho cha chúng một ngôi nhà khác, khang trang hơn. Cả hai đứa con ông Tân đều tán đồng và hứa sẽ gởi tiền về.

Ông cười, viết cho con yên tâm, rằng ba hiện đã có đủ tiền để mua nhà rồi, ba không làm phiền hay đòi hỏi gì các con đâu. Chừng ấy hai đứa mới té ngửa ra rằng, lâu nay cha mình vẫn sống cuộc đời đạm bạc. Chúng càng cảm thấy yêu quí ông Tân nhiều hơn nữa. Và vì thế chuyện mua nhà chúng để cho cha toàn quyền định đoạt, không đứa nào có ý kiến. Mua nhà thế nào, vị trí ra sao là do ông Tân quyết định.

Mà ông Tân này cũng khác người, thiếu gì nhà đẹp đẽ, phù hợp với yêu cầu và túi tiền của ông, nhưng ông lại không thèm mua. Để cuối cùng, ông chọn mua một ngôi nhà tuy to lớn, tuy cũng đẹp nhưng nó có một vẻ gì đó như u hoài, trầm mặc, đặc biệt ngôi nhà đó lại ở một nơi hoang vu vắng vẻ. Ngôi nhà đó đã bị bỏ hoang từ lâu, do vợ chồng người chủ nhà đã qua đời, lại không con cháu, chỉ còn một người cháu họ hàng xa đứng ra tiếp quản nhưng rồi cũng bỏ đó vì không ai trông nom. Ngôi nhà cũng đã được kêu bán từ rất lâu, nhưng không hiểu sao nhiều người tới xem qua rồi lại lắc đầu, chỉ riêng mỗi một mình ông Tân, vừa xem ông đã thích, và bằng lòng mua ngay không tốn nhiều công sức để kỳ kèo giá cả. Một vài người quen thắc mắc hỏi ông vì sao lại mua ngôi nhà đó. Ông Tân cười khẽ:

- Tui thích ở một ngôi nhà to lớn như vậy, ngôi nhà đáp ứng được yêu cầu, giá lại rẻ, tội gì không mua? Hai đứa con tôi đi làm ở nước ngoài cũng phải vất vả lắm mới có được đồng tiền, mình tiết kiệm được khoản nào hay khoản ấy!

Ông Tân cũng biết xung quanh ngôi nhà đó có nhiều giai thoại, người ta đồn đại việc ngôi nhà có ma ông cũng nghe rồi. Nhưng ông không sợ, ông nghĩ mỗi thế giới đều có những qui luật riêng, đừng ai xâm phạm ai là được.

Cuộc đời ông vốn đã trải qua nhiều gian lao thử thách rồi, giờ đã gần cuối đời, chắng lẽ ông lại đi sợ một thế lực vô hình mà không biết có thực sự tồn tại hay không? Ngay sau khi thủ tục mua bán hoàn thành, ông Tân bắt tay vào sắp xếp lại nhà cửa và sửa sang vườn tược. Phần nội thất của ngôi nhà, ông Tân không mất nhiều thời gian để ổn định. Vì thật ra đồ đạc của ông dọn tới đâu có bao nhiêu! Trong ngôi nhà cũ ọp ẹp khi xưa của ông, đồ đạc toàn thứ tạm bợ mà đã trải qua nhiều năm dài rồi, đâu có mấy thứ còn sử dụng được.

Vậy mà hôm dọn nhà, cái nào ông cũng tiếc, cũng muốn mang theo. Không phải ông là người keo kiệt bủn xỉn, nhưng vì đồ đạc trong nhà gắn liền với hình bóng vợ con ông, ông không nỡ rời xa chúng. Nhưng cuối cùng rồi ông Tân cũng chỉ mang theo một vài thứ lặt vặt, còn tất cả ông để lại cho người bà con gần đó. Dọn về nhà mới, ông Tân cũng không phải mua sắm gì nhiều, vì hầu như tất cả vật dụng cần thiết cho sinh hoạt gia đình đều đã có sẵn trong ngôi nhà đó. Tuy đồ đạc trông có vẻ cũ kỹ nhưng cái nào cũng tốt, cũng được làm bằng các loại nguyên liệu quí giá, mà khi bán nhà người chủ nhà đã hào phóng tặng luôn cho ông mà không cộng thêm tiền vào.

Việc mà ông Tân phải đầu tư nhiều nhất là khu vườn bao quanh nhà. Khu đất rộng nhưng từ lâu không được chăm sóc nên rất hoang tàn. Cây cối, cỏ dại cứ chen nhau mà mọc. Một vài cây ăn trái lâu năm ông Tân để lại, vừa để cho khu vườn trông có vẻ ấm cúng vừa lấy làm bóng mát, còn hầu như toàn bộ ông Tan đều cho đốn bỏ sạch.

Ròng rã gần một tháng trời cùng với mấy nhân công thuê về làm giúp, ông Tân đã ưng ý với thành quả của mình. Khu vườn đã sạch sẽ, được trồng mới lại các loại hoa kiểng, rau thơm, rau cải... theo từng khu vực thích hợp trông rất mát mắt. Ông Tân tuy không được ăn học nhiều, không biết chút gì về nghệ thuật làm vườn hay trồng trọt cây kiểng, nhưng với năng khiếu tự nhiên của mình ông đã tự tạo ra một khu vườn nhỏ theo đúng ý thích. Như vậy là đã thỏa lòng rồi,
ông chỉ còn chờ đến ngày các loài hoa bắt đầu khoe sắc, các luống rau cải xanh mơn mởn góp phần làm tươi ngon thêm bữa ăn vốn rất bình dân giản dị của ông Tân.

Hai đứa con ông Tân mỗi lần nhận được thư cha đều cảm nhận được sự yêu thích của ông đối với nơi ở mới. Giờ đây, chúng chỉ mong sao cho cha chúng tìm được một người phụ nữ nào đó để bầu bạn sớm hôm. Hai đứa đã lớn, đã hiểu được nỗi cô đơn mà ông Tân đã phải gánh chịu ngần ấy năm làm kiếp gà trống nuôi con từ sau ngày mẹ chúng mất. Nhất là bây giờ cả hai đứa đều xác định sẽ sống và làm việc luôn ở nước ngoài, mà ông Tân thì lại khăng khăng không chịu rời xa quê hương đất tổ.

Vì vậy, hai đứa con ông Tân thường xuyên thúc giục cha tìm bạn đời. Mỗi lần nghe vậy ông Tân chỉ cười khì nói với con rằng:

- Ba già rồi, không nghĩ gì tới chuyện đó nữa!

Nhưng tận trong sâu thẳm lòng mình ông Tân vẫn cảm thấy nỗi cô đơn gặm nhấm. Khi cuộc sống đã ổn định, ông Tân không còn phải lo toan về vấn đề kinh tế, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn thì nỗi cô đơn kia càng thêm da diết. Có những đêm một mình trong ngôi nhà vắng lặng, ông Tân ngồi hàng giờ trước bàn thờ vợ mà nước mắt lăn dài.

Thật ra vợ ông không phải là mối tình đầu của ông, nhưng ông và vợ đã gắn bó nhau rất mực keo sơn, tình cảm. Từ ngày hai vợ chồng về sống với nhau, ông Tân chưa một lần làm điều gì có lỗi với người vợ hiền lành chất phác ấy. Cũng vì cái nghèo mới chia cắt vợ chồng ông! Năm đó vợ ông chỉ bị cảm thông thường, cô ấy đã không ở nhà dưỡng bệnh mà vẫn phải làm lụng y như ngày thường. Chiều đó mắc một trận mưa lớn, bệnh nặng thêm lên mà không đủ tiền chạy chữa thuốc thang cho tới nơi tới chốn nên cô ấy đã vĩnh viễn ra đi. Đó là niềm ăn năn ray rứt to lớn trong cuộc đời của ông Tân.

Ông tự trách mình là đàn ông mà không lo toan che chở được cho vợ con, để đến nỗi vợ ông phải lìa đời, hai con ông như hai con chim non bơ vơ tự bay vào đời và tự mình vươn lên tồn tại. Thương vợ, ông Tân luôn tưởng tượng ra nếu vợ ông còn sống, thì khi hai vợ chồng có được ngôi nhà thế này cô ấy sẽ mừng vui đến đâu, sẽ trang trí thế nào...

Hình ảnh vợ ông không phai mờ dẫu nhiều năm tháng đã trôi qua. Ông Tân tuy đã lớn tuổi nhưng vóc dáng vẫn còn phong độ và khỏe mạnh lắm. Cuộc sống của ông lại tương đối nên việc tìm kiếm một người vợ không phải là điều khó thực hiện đối với ông. Chỉ tại ông không thích, không muốn mà thôi.

Đôi khi bạn bè ông gán ghép ông với người này người khác, ông chỉ mỉm cười cho qua, không phản đối mà cũng không tán đồng. Riết rồi bạn bè ông đâm chán, không ai còn muốn làm mai mối gì cho ông nữa.

Ông Tân bằng lòng với cuộc sống yên bình hơi có vẻ ẩn dật của mình.

Trong ngôi nhà đó, sáng sáng ông Tân thức dậy thật sớm để tưới cây, nhổ cỏ, chăm sóc nâng niu từng khóm hoa, từng luống cải ông gieo. Khi trời đã sáng rõ, ông tắm rửa đi làm. Hai năm gần đây, ông được nhận vào làm chân bảo vệ của một công ty gần nơi ông ở. Công việc nhẹ nhàng, tuy lương bổng không bao nhiêu nhưng vẫn đủ cho một người sống ít nhu cầu giống như ông. Hai đứa con ông Tân nhiều lần khuyên cha nghỉ làm, về ở nhà hưởng nhàn nhưng ông nhất định không chịu. Ông nói:

“Tao đã già đâu, tao còn sức làm việc được thì sao lại phải ngồi không ở nhà cho ngứa ngáy tay chân. Đi làm cũng giống như đi chơi cho khuây khỏa vậy thôi, có gì nặng nhọc lắm đâu mà phải lo sợ”.

Ông nói mạnh quá làm hai con ông phải nhượng bộ:

- Thôi được rồi, ba muốn đi làm thì đi, nhưng dù gì thì cũng không được ráng sức. Khi nào cảm thấy mệt mỏi ba cứ xin nghỉ ngay, hai đứa con chẳng lẽ không nuôi nổi ba sao? Ông Tân đi làm đến gần năm giờ chiều mới trở về nhà, trên đường đi, ông ghé ngang một cái chợ nhỏ ven đường mua một ít thức ăn gì đó để dành cho bữa tối. Vì buổi trưa ông ăn cơm ở công ty, nên mỗi ngày ông chỉ ăn ở nhà duy nhất một buổi tối, ông đã quen với việc không ăn sáng từ những năm vất vả cơ hàn, đến khi cuộc sống khấm khá hơn ông vẫn không thay đổi có chăng chỉ là thêm một ly cà phê vào mỗi sáng mà thôi.

 

TRO VE TRANG CHU

wap hay | game android | game java | truyen teen | truyen tieu thuyet | anh sexy | anh chup len | xem anh sex full | sms chúc ngủ ngon | sms tình yêu
kho game free
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk
tai game android  | kho tai game java   kho tải game android  | Game cho android  | game android free   tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android game android | goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<