watch sexy videos at nza-vids!
1/1/76

Cầu nối của những hồn ma tập 4

QUYỂN IV.THỜI KHẮC ĐEN TỐI 

"Mùa hè. Cái mùa của những ngày dài lê thê và những đêm ngắn ngủi nóng bức. 

Tôi chẳng biết mình mong đợi gì ở cái mùa hè thứ mười sáu này, mùa hè đầu tiên kể từ khi chuyển đến sống ở California cùng với mẹ và chồng mới của mẹ... và, ô, phải rồi, và mấy thằng con trai của ông ấy nữa chứ. Chắc trước mắt tôi cũng vẫn là những ngày chậm chạp dài lê thê ấy thôi. Chỉ có điều, tôi thấy mình ra bãi biển chứ không phải ngồi trên bậu cửa của một toà nhà chung cư nào đó. Và còn những đêm ngắn ngủi nóng bức thì, ừm, tôi cũng cắt đặt đâu vào đấy cả rồi. Tất cả những gì tôi cần là một anh bạn trai. 

Nhưng rồi thì, chẳng có bãi biển hay anh bạn trai nào hiện ra cả, bởi vì, cái vế sau, người mà tôi thích ấy à? Anh ta chẳng thèm để ý gì đến tôi cả. Hay ít ra là tôi thấy như thế. Còn vế trước thì vì... 

Ừm, thì vì tôi bị bắt ép phải đi kiếm việc làm. 

Đúng thế đấy: một việc làm." 

Chương 1

Mùa hè. Cái mùa của những ngày dài lê thê và những đêm ngắn ngủi nóng bức.

Hồi còn ở Brooklyn, nơi tôi đã sống suốt mười lăm mùa hè đầu tiên trong đời, thì mùa hè - khi không dính dáng gì đến cắm trại - có nghĩa là ngồi trên bậu cửa cùng với Gina, cô bạn thân nhất của tôi, và mấy anh em của cô ấy, ngóng chờ cái xe bán kem chạy qua. Khi trời không quá nóng bức thì bọn tôi hay chơi một trò gọi là Chiến Tranh, chia ra thành các đội với cả bọn trẻ con sống quanh đấy và bắn nhau ì xèo bằng mấy khẩu súng tưởng tượng.

Tất nhiên, khi lớn lên rồi, chúng tôi không chơi cái trò Chiến Tranh đó nữa. Gina và tôi cũng bắt đầu thôi chuyện mút kem.

Nói vậy không phải điều đó có gì quan trọng. Không có đứa nào trong số bọn con trai hàng xóm, những đứa bọn tôi từng chơi cùng ấy, lại muốn dây dưa gì với chúng tôi hết. Ừ thì, đúng ra là với tôi. Chắc chúng cũng chẳng ngại ngần gì mà không qua lại với Gina, nhưng rốt cuộc khi chúng nhận ra cô nàng đã lớn lên thành một cô em xinh đẹp thì Gina lại đặt mẫu hình con trai của mình cao chót vót so với bọn con trai hàng xóm mất rồi.

Tôi chẳng biết mình mong đợi gì ở cái mùa hè thứ mười sáu này, mùa hè đầu tiên kể từ khi chuyển đến sống ở California cùng với mẹ và chồng mới của mẹ... và, ô, phải rồi, và mấy thằng con trai của ông ấy nữa chứ. Chắc trước mắt tôi cũng vẫn là những ngày chậm chạp dài lê thê ấy thôi. Chỉ có điều, tôi thấy mình ra bãi biển chứ không phải ngồi trên bậu cửa của một toà nhà chung cư nào đó. Và còn những đêm ngắn ngủi nóng bức thì, ừm, tôi cũng cắt đặt đâu vào đấy cả rồi. Tất cả những gì tôi cần là một anh bạn trai.

Nhưng rồi thì, chẳng có bãi biển hay anh bạn trai nào hiện ra cả, bởi vì, cái vế sau, người mà tôi thích ấy à? Anh ta chẳng thèm để ý gì đến tôi cả. Hay ít ra là tôi thấy như thế. Còn vế trước thì vì...

Ừm, thì vì tôi bị bắt ép phải đi kiếm việc làm.

Đúng thế đấy: một việc làm.

Tôi đã phát hoảng lên khi một buổi tối mùa hè, chắc khoảng đầu tháng Năm, Andy, dượng tôi, hỏi xem tôi đã nộp đơn xin làm thêm mùa hè vào chỗ nào chưa. Tôi thế này chứ: "Dượng đang nói về chuyện gì đấy ạ?"

Nhưng rồi tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng, giống như bao điều khác mà tôi phải hi sinh kể từ khi mẹ tôi gặp gỡ, yêu, rồi cưới Andy Ackerman - ông chủ một chương trình sửa sang nhà cửa trên truyền hình cáp, dân California chính gốc, là cha của ba đứa con - thì mùa hè nóng bức dài dằng dặc nằm ườn trên bãi biển cùng bạn bè của tôi sẽ không thành rồi.

Trong ngôi nhà của gia đình Ackerman này, hoá ra, bạn có hai lựa chọn trong chuyện sẽ trải qua kỳ nghỉ hè như thế nào: một là tìm việc, hai là đi học hè. Chỉ có Tiến Sỹ, đứa em con dượng ít tuổi nhất - mọi người, trừ tôi, đều gọi là David - thì được miễn cả hai, vì nó còn bé quá chưa đi làm được, với lại nó học giỏi đến mức được tham gia vào trại hè dành cho dân vi tính, kéo dài một tháng, ở đó chắc là nó học các kỹ năng sẽ giúp nó trở thành Bill Gates tiếp theo - chỉ hi vọng là không có mái tóc cắt xấu mù và mấy cái áo l. Tôien trông như hàng bán trên Wal-Mart.

Đứa thứ hai, Ngu Ngơ (tên khác là Brad) thì lại không may mắn đến thế. Ngu Ngơ đã xoay xở thế nào đó mà trượt vỏ chuối cả hai môn tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha - cá nhân tôi thấy thật đúng là một sự kết hợp đáng kinh ngạc, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của nó mà - và thế là nó bị ông bố bắt đi học thêm năm ngày một tuần... đấy là khi nó không bị "sử dụng" như một tên nô lệ không công trong kế hoạch mà dượng Andy đang triển khai trong lúc chương trình tivi của dượng tạm nghỉ hè: kế hoạch đó là phá phách đào bới một phần lớn cái nhà gỗ phía sau và lắp một cái bồn tắm nước nóng vào đó.

Có hai lựa chọn - đi làm hoặc đi học hè - thì tôi chọn đi kiếm việc. Tôi kiếm được một việc cùng chỗ mà ông anh con dượng Ngái Ngủ, đứa lớn nhất, mùa hè nào cũng làm ở đó. Thực tế, anh ta còn tiến cử tôi ấy chứ, một hành động mà lúc đó khiến tôi vừa sững sờ vừa cảm động. Đó là trước khi tôi phát hiện ra rằng cứ mỗi người anh ta tiến cử mà được nhận vào làm thì ông anh nhà ta sẽ được nhận một khoản tiền thưởng nho nhỏ.

Thôi mặc kệ. Cái chuyện ức sôi gan ở đây là thế này cơ: Ngái Ngủ - bạn bè và cả nhà thì gọi là Jake - và tôi, giờ là hai nhân viên ưu tú của Khu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf Peeble Beach, Ngái Ngủ làm cứu hộ ở một trong bao nhiêu bể bơi ở khu nghỉ dưỡng, còn tôi thì...

Ừm, tôi thì nói lời từ biệt với mùa hè để làm một chân trông trẻ trong khách sạn.

Thôi. Giờ bạn có thể ngừng cười được rồi đấy.

Thậm chí đến tôi cũng còn phải công nhận rằng đó không phải loại công việc mà tôi nghĩ sẽ hợp với mình, vì sự kiên nhẫn của tôi thì có hạn, và tôi chắc chắn cũng không khoái chuyện tóc tai rối tinh rối bù lên. Nhưng cho tôi nói nhỏ là việc này được trả lương mười đô một giờ, mà đấy là còn chưa tính đến tiền boa nhé. Và tôi cũng xin nói thêm rằng những người đến ở Khu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf PeebleBeach ấy à? Họ là những người hay boa lắm. Mà boa rất hậu.

Phải nói thật là cái số tiền ấy còn hơn cả hàn gắn được lòng kiêu hãnh bị tổn thương của tôi ấy chứ. Nếu tôi mà phải dành cả một mùa hè lăn lưng ra làm cái công việc chả cần đến tí đầu óc nào, thì việc kiếm được một trăm đô một ngày - thường thì hơn thế cơ - thừa sức đền đáp xứng đáng cho việc đó. Bởi vì, khi mùa hè qua đi, chẳng cần hỏi cũng biết lúc vào năm học thì tôi sẽ là đứa có tủ quần áo mùa thu hoành tráng ngất ngây nhất bọn lớp 11 Trường Truyền Giáo Junipero Serra.

Vậy thì trong khi cô dành cả mùa hè quanh quẩn ở cái bể bơi của ông bố thì tranh thủ nghĩ về điều đó đi nhé, Kelly Prescott. Tôi đã mua được bốn đôi giày Jimmy Choo, bằng chính đồng tiền tự mình kiếm được đấy. Cô thấy điều đó thế nào, thưa Đứa Con Gái Bé Bỏng Chuyên Xài Thẻ AmEx Của Bố?

Công việc làm thêm mùa hè đó của tôi chỉ có một vêấn đề to tát duy nhất - ngoài chuyện mấy đứa trẻ con cứ khóc nhai nhải nhưng bố mẹ lại có hầu bao to - đó là chuyện ngày nào tôi cũng phải có mặt ở đó vào lúc 8 giờ sáng. Đúng thế đấy. TÁM GIỜ SÁNG. Hè này thì hết trò ngủ nướng rồi nhá Suze.

Phải nói thật là tôi thấy như thế hơi bị quá đáng quá thể. Và bạn tin tôi đi, tôi đã kêu ca phản ánh rồi đấy chứ. Thế nhưng đội ngũ nhân viên quản lý ở Khu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf Peeble Beach vẫn cứ nhất định không đổi ý trước những lý lẽ thuyết phục của tôi về chuyện lùi dịch vụ trông trẻ đến 9 giờ mới mở cửa.

Vậy là sáng nào cũng thế (thậm chí đến Chủ Nhật tôi cũng chả được nướng cháy nữa, do người cha dượng cứ nhất định khăng khăng bắt tất cả mọi người xuống ăn bữa nửa buổi mà dượng ấy đã chuẩn bị; dường như dượng ấy nghĩ chúng tôi là dân khu Camden hay Walton hay gì gì đó), cứ trước 7 giờ là tôi phải mò dậy rồi... Tôi ngạc nhiên thấy rằng, việc đó cũng có những cái lợi của nó... Cho dù tôi sẽ không bảo rằng việc phải trông thấy Ngu Ngơ cởi trần, đẫm mồ hôi bẩn thỉu và tu ừng ực nước cam trong hộp giấy là một trong số những cái lợi đó đâu đấy.

Tôi biết, có rất nhiều con gái trường tôi sẽ trả tiền để được chiêm ngưỡng Ngu Ngơ - và cả Ngái Ngủ nữa - khi cởi trần, có mồ hôi hay không mặc kệ. Ví dụ như Kelly Prescott chẳng hạn. Và cả bạn thân nhất của cô ta, đồng thời là bồ 'nửa vời' của Ngu Ngơ, Debbie Mancuso. Bản thân tôi không hiểu chúng có gì hay ho hấp dẫn, nhưng rồi tôi chỉ có thể nghĩ là những đứa con gái đó chưa được chứng kiến mấy anh em con dượng nhà tôi sau khi ăn xong bữa ăn có món đậu trong thực đơn đấy thôi.

Tuy nhiên, người nào quan tâm đến việc ngắm Ngu Ngơ làm bộ vươn vai thì có thể ghé qua nhà chúng tôi vào buổi sáng các ngày thường để ngắm mà chả mất xu nào. Bởi vì Ngu Ngơ toàn ở trong sân, từ khoảng 6 giờ sáng đến tận lúc phải đi học thêm là khoảng 10 giờ, cởi trần trùng trục, lao động chân tay quần quật dưới con mắt giám sát như cú vọ của ông bố.

Vào chính buổi sáng ngày hôm nay - cái ngày tôi lại bắt gặp cậu ta tu thẳng hộp cáctông nước hoa quả đó, một thói quen mà mẹ và tôi đã cố dẹp trong dòng họ Ackerman này mà chẳng ăn thua mấy - Ngu Ngơ rõ ràng là đang phải đào bới, vì cậu ta để lại vết bùn dài khắp sàn bếp, cộng thêm vấy bẩn lên cái thứ từng là chiếc bàn dài sạch bong không một tì vết (lẽ ra tôi phải biết chứ: tối hôm trước đến lượt tôi lau nó mà).

"Ô," tôi nói khi bước vào bếp. "Cảnh tượng mới đẹp đẽ làm sao."

Ngu Ngơ hạ hộp nước cam xuống và nhìn tôi. "Không còn chỗ nào khác để đi à?" nó hỏi, lấy lưng cổ tay quẹt miệng.

"Tất nhiên là có," tôi đáp. "Nhưng trước khi đi thì tôi muốn làm một cốc nước hoa quả có bổ sung canxi cái đã. Giờ thì có thể thấy là bất thành rồi."

Ngu Ngơ lắc lắc cái hộp. "Vẫn còn một ít đấy," nó nói.

"Lẫn với nước từ trong miệng cậu ấy à?" tôi làm một cú rùng mình. "Xin kiếu."

Ngu Ngơ mở miệng định nói gì đó - chắc lại cái câu nó hay nói là làm vài miếng đi - thì ông bố đã cất tiếng gọi từ bên ngoài hàng cửa kính trượt ở chỗ phía sau nhà.

"Brad," dượng Andy gào lên. "Nghỉ thế đủ rồi. Ra đây giúp bố hạ cái này xuống."

Ngu Ngơ nện hộp NC đánh rầm một cái xuống. Tuy nhiên, trước khi cậu ta chuồn ra khỏi bếp, tôi ngăn cậu ta lại bằng một câu lịch sự: "Từ từ đã." Vì cậu ta cởi trần nên vừa nói tôi vừa có thể trông thấy những bắp thịt rắn chắc trên cổ và vai Ngu Ngơ.

"Thôi được rồi," cậu ta nói, quay lại, hướng về phía vỏ hộp nước hoa quả. "Tôi sẽ vứt. Giời, mà sao lúc nào cậu cũng soi tôi mấy chuyện bằng cái mắt muỗi như - "

"Tôi không quan tâm đến điều đó," tôi ngắt lời, chỉ vào vỏ hộp - cho dù chắc thế nào nó cũng để lại vết dính dính trên mặt bàn. "Tôi muốn biết cái gì kia."

Ngu Ngơ liếc chỗ ngón tay tôi chỉ. Cậu ta chớp mắt ngó xuống một vật hình chữ nhật dính đầy đất bẩn. "Chả biết," cậu ta nói. "Lúc đang đào một trong mấy cái cột thì tôi phát hiện ra nó bị chôn dưới đất, ở trong sân."

Tôi thận trọng nhấc cái thứ trông như một chiếc hộp bằng kim loại, dài khoảng mười lăm centimet, dày năm centimet, gỉ hoen gỉ hoét và dính đầy bùn đất. Vài chỗ bùn bị gạt đi, và có thể nhìn thấy vài từ được sơn trên cái hộp. Tôi chỉ đọc được có mỗi hương thơm hấp dẫn và chất lượng đảm bảo. Khi tôi lắc lắc cái hộp thì nó kêu lạch cạch. Có thứ gì đó bên trong hộp.

"Trong này có gì thế?" tôi hỏi Ngu Ngơ.

Cậu ta nhún vai. "Sao tôi biết được? Nó gỉ không mở được. Tôi sẽ đi kiếm cái - "

Tôi chẳng bao giờ biết được Ngu Ngơ định làm gì với cái hộp, vì lúc đó ông anh lớn Ngái Ngủ bước vào trong bếp, với lấy hộp nước cam, mở ra và tu nốt chỗ còn lại. Khi uống xong, anh ta đập dẹt cái hộp giấy, ném vào thùng rác, rồi trông thấy vẻ mặt kinh hoàng của tôi, bèn hỏi: "Gì?"

Chả hiểu bọn con gái thấy gì hay ho ở hai đứa đó. Nói thật đấy. Bọn họ cứ như mấy con vật ấy. Mà lại chả phải loại có lông mềm mịn xinh xắn đáng yêu gì.

Trong lúc đó, bên ngoài, dượng Andy lại giục giã Ngu Ngơ thêm lần nữa.

Ngu Ngơ lầm bầm mấy từ bậy bạ đa chủng loại, rồi gào lên: "Con ra đây," dậm bình bịch bước ra ngoài.

Lúc đó đã là 7 giờ 45, thế nên Ngái Ngủ và tôi đúng là phải "chạy xe", đó là cách anh ta nói, để đến khu nghỉ dưỡng đúng giờ. Nhưng cho dù ông anh con dượng có xu hướng đi hết quãng đường đời với tâm thế của một kẻ mộng du đi nữa, thì chuyện anh nhà ta lái xe lại chẳng hề có tí ti nào dính dáng đến kiểu vừa ngủ vừa lái hết. Tôi đến chỗ làm còn sớm tận năm phút cơ.

đã giếtKhu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf PeebleBeach luôn tự hào là làm ăn hiệu quả. Mà thực tế còn hoạt động rất đâu ra đấy. Với vai trò là một nhân viên trông trẻ, sau khi đưa vào máy chấm công, tôi có trách nhiệm đến nghe phân công công việc trong ngày. Đó là lúc tôi sẽ biết được là sau giờ làm việc thì tôi sẽ phải đi gội sạch cái đầu dính cà rốt nghiền hay là dính hamburger trộn. Nói chung thì tôi thà dính hamburger còn hơn, nhưng còn cà rốt nghiền thì có một điều thế này: nhìn chung, những đứa ăn thứ đó không thể mở miệng ra mà cãi lại được.

Tuy nhiên, khi nghe phân công công việc của mình vào ngày hôm đó thì tôi thất vọng lắm, cho dù cái đứa đó là đứa ăn hamburger.

"Simon Susannah," Caitlin gọi. "Cô sẽ trông Slater Jack."

"Giời ơi, Caitlin," tôi nói với Caitlin, người giám sát tôi. "Cả ngày hôm qua em đã dính Jack Slater rồi. Và cả hôm kia nữa."

Caitlin chỉ hơn tôi có đúng hai tuổi, thế mà chị ta đối xử với tôi cứ như tôi là con nhóc mười hai tuổi ấy. Mà thực ra, tôi tin chắc lý do duy nhất mà chị ta chịu đựng tôi là vì Ngái Ngủ: chị ta cũng thích mê cái thân hình anh ta, như mọi đứa con gái khác trên đời này... tất nhiên là trừ tôi.

"Bố mẹ của Jack," Caitlin bảo tôi, thậm chí còn chả thèm ngẩng mặt lên khỏi cái tập bìa kẹp giấy, "yêu cầu đích danh cô, Suze ạ."

"Chị không thể nói là em trông đứa khác mất rồi à?"

Caitlin lúc đó thì ngẩng lên. Chị ta nhìn tôi bằng đôi mắt thờ ơ đeo kính áp tròng xanh biển. "Suze," chị ta nói. "Họ mến cô."

Tôi nghịch nghịch mấy cái dây áo tắm. Như mọi ngày, tôi đang mặc bộ áo tắm màu xanh hải quân bên dưới áo phông Oxford xanh hải quân và quần soóc kaki. Loại có cả xếp nếp ấy. Rõ là xinh đẹp hấp dẫn há.

Tôi kể chuyện đồng phục rồi chứ nhỉ? Ý tôi là, cái đoạn tôi bảo phải mặc đồng phục đi làm ấy? Chẳng thèm đùa đâu nhé. Ngày nào cũng thế. Phải mặc đồng phục. Nếu tôi mà biết trước cái chuyện đồng phục thì không bao giờ tôi xin làm việc này hết.

"Vâng," tôi nói. "Em biết họ mến em."

Tôi thì lại chẳng thích họ. Không phải tôi không mến Jack, cho dù nó là đứa trẻ hay mè nheo nhõng nhẽo nhất mà tôi từng biết. Có thể hiểu tại sao thằng bé đó lại như thế - cứ nhìn bố mẹ nó đấy, hai ông bà bác sỹ nghiện công việc, những người nghĩ rằng một kỳ nghỉ dành cho cả gia đình là tống con mình cho một nhân viên trông trẻ trong khách sạn cả ngày trong khi họ đi lái thuyền và đánh golf.

Thực ra, ông anh lớn của Jack mới chính là người tôi gặp rắc rối. Ừ thì, cũng không hẳn là rắc rối...

Đúng hơn là tôi thà tránh mặt cậu ta đi trong khi tôi đang mặc cái quần kaki đồng phục siêu phản thời trang của Khu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf PeebleBeach. Phải. Cái loại có nếp xếp ấy. Thế mà kể từ khi cậu ta và gia đình đến khu nghỉ dưỡng này vào tuần trước, cứ lần nào chạm mặt cậu ta thì tôi đều đang mặc cái thứ quần áo ngu si đó.

Nói thế cũng không phải tôi quan tâm xem Paul Slater nghĩ thế nào về tôi đâu nhé. Cứ phải nói đi nói lại cái câu: trái tim tôi đã thuộc về người khác rồi. Chán một cái là tên kia lại chẳng tỏ vẻ gì là thực sự muốn có nó cả. Trái tim tôi ấy mà.

Tuy thế, Paul - đó là tên cậu ta; anh trai của Jack, là Paul Slater đó - cậu ta hay ho ra phết. Không chỉ vì cậu ta là một anh chàng hấp dẫn thôi đâu. Ôi, không hề nhé. Paul hấp dẫn và lại còn vui tính nữa chứ. Cứ lần nào tôi lên đón Jack hay trả nó về phòng hạng sang của gia đình nó mà chẳng may ông anh Paul có ở đó thì lúc nào cậu ta cũng có vài câu nhận xét nhí nhố về cái khách sạn, bố mẹ cậu ta hay là về chính bản thân cậu ta. Chẳng có ý gì đâu. Chỉ nói cho vui thôi.

Và tôi cũng nghĩ là cậu ta thông minh nữa, vì cứ lúc nào không đi đánh golf với bố hay chơi tennis với mẹ thì cậu ta lại ra bể bơi ngồi đọc sách. Mà không phải loại sách hay lôi ra đọc ở bể bơi. Paul không đọc sách của Clancy hay Crichton hay của King. Ô không. Ta đang nói đến những tác giả như Nietzsche, hay Kierkegaard cơ. Thật đấy. Như thế cũng gần đủ để khiến bạn nghĩ rằng cậu ta không sống ở California này rồi.

Và tất nhiên, hoá ra đúng là không phải thật: gia đình Slater sống ở Seattle.

Thế nên bạn thấy đấy, không phải chỉ vì chuyện Jack Slater là đứa trẻ nhõng nhẽo nhất mà tôi từng biết: mà còn có thực tế là tôi không thích thú gì chuyện ông anh hấp dẫn của nó sẽ lại một lần nữa trông thấy tôi trong cái quần soóc khiến bàn toạ của tôi phải to cỡ bang Montana.

Nhưng Caitlin hoàn toàn không thèm để ý gì đến những ý nghĩ của cá nhân tôi về việc này hết.

"Suze," Caitlin nói, lại cúi xuống tập giấy. "Chẳng ai thích Jack cả. Nhưng thực tế thì ông bà Slater lại mến cô. Vậy nên ngày hôm nay cô sẽ trông Jack. Capeesh đâu?"

Tôi thở dài đánh thượt một cái, nhưng còn làm gì được nữa? Ngoài chuyện lòng kiêu hãnh bị tổn thương thì làn da rám nắng của tôi sẽ là vấn đề rắc rối duy nhất khi lại phải trông Jack thêm một ngày nữa. Thằng nhóc đó không thích bơi lội, không thích đi xe đạp, trượt patanh, ném đĩa, hay bất cứ trò gì khác ngoài trời. Nó nghĩ chơi vui vẻ tức là phải ngồi trong phòng khách sạn và xem phim hoạt hình.

Tôi không nói đùa. Chắc chắn nó là đứa trẻ chán nhất tôi từng gặp. Thật khó mà tin nổi là nó và Paul lại từ cùng một nguồn gien mà ra.

"Với lại," Caitlin thêm vào trong khi tôi đang đứng đó, tức xì khói. "Hôm nay là sinh nhật lần thứ tám của Jack."

Tôi trố mắt nhìn chị ta. "Sinh nhật nó? Sinh nhật của Jack mà bố mẹ nó lại để mặc nó chơi với nhân viên trông trẻ cả ngày sao?"

Caitlin lườm tôi một phát ghê gớm. "Nhà Slater nói họ sẽ quay về kịp lúc để đưa nó đi ăn ở quán Grill."

Quán Grill. Úi dàààà. Grill là cái quán 'trên trời' nhất ở khu nghỉ dưỡng này, mà có khi còn ở cả bán đảo này ấy chứ. Món rẻ nhất ở đó có giá khoảng mười lăm đô, mà đó là món salad không thôi. Quán Grill hoàn toàn chẳng phải là nơi vui vẻ gì để dẫn trẻ con đến ăn sinh nhật. Ý tôi là, ngay cả Jack, đứa trẻ chán nhất trên cõi đời này, cũng chẳng thể nào vui vẻ nổi ở cái quán đó.

Tôi không hiểu. Thực sự không hiểu. Những người đó bị làm sao thế không biết? Mà cứ xem cái cách họ đối xử với đứa con nhỏ nhất, thì làm thế nào đứa kia lại hoá ra...

Hấp dẫn thế nhỉ?

Ít ra, đó là cái từ đã xẹt qua đầu tôi khi Paul mở cửa phòng sau khi tôi gõ cửa, rồi đứng đó nhe răng cười với tôi, một tay đút túi quần màu kem, tay kia cầm cuốn sách của tác giả nào đó tên là Martin Heidegger.

Bạn có biết cuốn sách mới đây nhất mà tôi đọc có tên là gì không? Đó là Clifford. Đúng thế. Cuốn sách về con chó to đùng lông đỏ. Và, tôi đọc cuốn đó cho một đứa nhóc năm tuổi đấy. Nhưng mà, Heidegger thì... Giời.

"Chà. Ai đã gọi điện cho Phòng Dịch vụ và yêu cầu cô gái xinh đẹp là thế nhỉ?" Paul cất tiếng hỏi.

Thôi được rồi, thế chẳng buồn cười gì cả. Mà nếu bạn nghĩ xem thì sẽ thấy nó giống kiểu 'quấy rối' hơn. Nhưng cái tên con trai nói ra câu đó: bằng tuổi tôi, gần 1m80, da màu ôliu, mái tóc nâu xoăn tít, đôi mắt màu nâu đỏ như cái bàn trong sảnh khách sạn, điều đó khiến cho nó không đến nỗi quá tệ.

Không đến nỗi quá tệ. Tôi đang nói gì thế này? Tên con trai đó có thể 'quấy rối' tôi bất cứ khi nào hắn muốn. Ít ra thì cũng có người muốn.

Đúng là cái số tôi xưa nay vẫn thế, đó lại không phải là tên con trai tôi muốn có. Tất nhiên tôi không nói ra miệng rồi. Thay vào đó tôi đáp: "Ha ha. Tôi đến đón Jack."

Paul nhăn mặt. "Ô," cậu ta nói, lắc lắc đầu giả vờ thất vọng. "Thằng nhóc đó giành hết may mắn về phần nó rồi."

Cậu ta giữ cửa cho tôi, và tôi bước vào phòng khách xa hoa của căn phòng hạng sang. Jack vẫn ở chỗ đó, lúc nào cũng thế, nằm bò trên sàn đằng trước cái tivi. Nó chẳng tỏ vẻ gì để ý gì sự có mặt của tôi, như thường lệ.

Người mẹ của nó thì ngược lại, hoan nghênh tôi: "Ô, chào cháu, Susan. Chú Rick, cô và Paul sẽ đánh golf cả buổi sáng. Rồi cả ba sẽ đi ăn trưa ở quán Grotto, rồi chúng tôi có buổi hẹn với mấy huấn luyện viên riêng. Thế nên rất cảm ơn nếu cháu có thể ở lại đây đến lúc nhà cô về, chắc khoảng 7 giờ. Nhớ là Jack phải tắm trước khi thay quần áo ăn tối nhé. Cô có để lại một bộ complê cho nó đấy. Hôm nay là sinh nhật nó mà. Được rồi, chào hai đứa. Chơi vui nhé Jack."

"Làm sao mà nó có thể không vui được?" Paul hỏi, ném một cái nhìn ẩn ý về phía tôi.

Và thế là gia đình Slater đi mất.

Jack vẫn cứ ở lì chỗ cũ trước cái tivi, không nói chuyện với tôi, thậm chí còn không thèm nhìn tôi. Đó là cách cư xử quá bình thường của Jack mà, tôi cũng chẳng để ý. Tôi đi qua căn phòng - bước qua người Jack - và tới mở tung mấy cánh cửa nhìn ra mặt biển. Rick và Nancy Slater đã chi sáu trăm đô một đêm để lấy cái cảnh này, trông ra vịnh Monterey xanh lấp lánh dưới bầu trời không một gợn mây. Từ căn phòng sang trọng này có thể trông thấy dải cát vàng ở bãi biển mà lẽ ra tôi đã dành cả mùa hè nằm trên đó, nếu không nhờ vào ông bố dượng có ý tốt nhưng mà sai lầm của tôi. Chẳng công bằng. Đúng là chẳng công bằng gì hết.

"Được rồi, anh chàng to xác," tôi nói, sau khi đã đứng ngắm cảnh một hồi và nghe tiếng sóng êm ả. "Đi mặc quần bơi của em vào đi. Chúng ta sẽ xuống bể bơi. Trời đẹp lắm, ở trong nhà làm gì."

Như thường lệ, Jack trông như thể tôi vừa mới đấm nó một cú chứ không phải bảo đi bơi cho vui. "Nhưng tại sao?" nó kêu lên. "Chị biết là em không biết bơi rồi mà."

"Chính vì thế," tôi nói, "nên chúng ta mới đi. Hôm nay em tròn tám tuổi rồi đấy. Một đứa tám tuổi không biết bơi thì đúng là một tên thảm bại. Em không muốn làm một tên thảm bại, đúng không?"

Jack bảo nó thà làm một tên thảm bại còn hơn là đi ra ngoài chơi, điều đó tôi nhẵn mặt rồi.

"Jack," tôi nói, ngồi xuống một cái trường kỷ gần chỗ nó nằm. "Em có chuyện gì vậy?"

Thay vì trả lời thì Jack lại nằm úp bụng xuống và cau có nhìn cái thảm. Nhưng tôi sẽ không chịu thua nó đâu. Tôi biết mình đang nói gì chứ, chuyện thảm bại ấy mà. Làm một người khác biệt trong một trường phổ thông công lập hay thậm chí tư thục ở Mỹ đều chẳng hay ho gì. Sao Paul có thể để chuyện này xảy ra - chuyện đứa em lại trở thành một thằng bé mè nheo mà bạn gần như chỉ muốn phát cho một cái - thì tôi không thể hiểu nổi, nhưng tôi biết rất rõ rằng ông Rick và bà Nancy chẳng làm gì để thay đổi thằng bé đó cả. Việc cứu rỗi Jack Slater cho nó khỏi trở thành cái bị bông cho chúng nó đấm ở trường, thì chắc là phải dựa hết vào tôi rồi.

Đừng hỏi tại sao tôi lại quan tâm. Có thể là, theo một cách hơi kỳ quái, Jack gợi tôi hơi nhớ đến Tiến Sỹ, đứa em con dượng, bé nhất nhà, cái đứa đang đi dự trại hè dành cho dân vi tính. Là một đứa kỳ quái, theo đúng nghĩa của từ đó, nhưng Tiến Sỹ vẫn là một trong những người tôi thích nhất. Tôi thậm chí còn quyết chí gọi nó bằng tên thật, David... ít ra là trước mặt nó.

Nhưng Tiến Sỹ với những hành vi kỳ quái đó - gần như - có thể cho qua được, vì nó có trí nhớ thiên về hình ảnh và một khả năng xử lý thông tin như một cái máy vi tính thật vậy. Còn như tôi thấy, Jack chẳng có những khả năng như thế. Mà thật ra, tôi còn có cảm giác là nó hơi đần độn nữa kia. Thế nên chẳng có gì bào chữa được cho tính tình kì cục đó cả.

"Sao?" tôi hỏi nó. "Em không muốn học bơi hay học ném đĩa như một con người bình thường à?"

"Chị không hiểu đâu," Jack nói lí nhí với tấm thảm. "Em không phải một người bình thường. Em - em khác với những người khác."

"Tất nhiên là thế rồi," tôi nói, đảo tròn con mắt. "Tất cả chúng ta đều là những con người đặc biệt và không ai giống ai cả, giống như những bông tuyết ấy. Nhưng có loại người Khác Biệt, và có cả loại người Lập Dị. Còn em, Jake, nếu không cẩn thận thì em đang trở thành một kẻ Lập Dị đấy."

"Em - em vốn dĩ đã là một kẻ lập dị rồi," Jack nói.

Nhưng nó không nói thêm gì nữa, mà tôi cũng không cố gắng tìm hiểu xem nó nói thế là ý gì. Không phải tôi tưởng tượng ra là lúc rảnh rỗi nó có thể thích đi dìm mấy con mèo con hay gì gì đó đâu nhé. Tôi chỉ nghĩ nó nói đến kẻ lập dị là ý muốn nói chung chung thôi. Thì thỉnh thoảng chúng ta đều cảm thấy mình như một kẻ lập dị còn gì. Jack có thể cảm thấy mình là một kẻ như thế thường xuyên hơn một tí, nhưng mà có bố mẹ như Rick và Nancy thì có ai lại không nghĩ thế được cơ chứ? Có thể nó suốt ngày bị hỏi tại sao nó không giống ông anh Paul gì cả. Thế thôi cũng đủ khiến cho bất kỳ đứa trẻ nào cảm thấy mất tự tin rồi. Ý tôi muốn nói là, đọc sách của Heidegger? Vào kỳ nghỉ hè cơ á?

Thà tôi đọc Clifford còn hơn.

Tôi bảo với Jack rằng lo lắng quá nhiều chỉ tổ làm cho nó già trước tuổi. Rồi tôi bắt nó đi mặc bộ đồ bơi. Nó làm theo, nhưng chậm rề rề, và khi chúng tôi ra ngoài, bước trên lối đi lát gạch ra bể bơi thì đã gần mười giờ rồi. Mặt trời toả nắng chang chang, dù chưa đến mức nóng bức không chịu được. Thực ra, ở Carmel hầu như chưa bao giờ nóng quá mức chịu đựng, kể cả có giữa tháng Bảy đi nữa. Ở Brooklyn, hầu như bạn sẽ không dám bước chân ra ngoài, trời nóng bức và nồm kinh khủng. Tuy vậy, ở Carmel này không khí rất khô và lúc nào cũng có gió mát thổi từ biển Thái Bình Dương...

Thời tiết tuyệt hảo cho một buổi hẹn hò. Nếu mà có một cái. Ý tôi là một cuộc hẹn ấy. Mà tôi thì dĩ nhiên là không có rồi. Và có lẽ là không bao giờ - ít ra thì với tên con trai tôi muốn hẹn hò - nếu mọi thứ cứ diễn ra theo lối cũ...

Khi Jack và tôi rảo bước trên lối đi lát gạch đến bể bơi thì một trong số những người làm vườn bước ra từ đằng sau một bụi cây đầu xuân to tướng, và gật đầu với tôi.

Chuyện này chẳng có gì lạ lùng hết - thực ra tôi đã quen thân với tất cả nhân viên chăm nom cảnh quan, nhờ vào không biết bao nhiêu cái đĩa Frisbee mà tôi đã làm mất khi chơi cùng với những đứa tôi có nhiệm vụ trông nom - chỉ trừ một sự thật rằng, người làm vườn đó, tên là Jorge, cái người lẽ ra cuối mùa hè này sẽ nghỉ hưu, vài hôm trước đã bị một cơn đau tim đột ngột, và đã...

Chết.

Nhưng ông Jorge vẫn còn mặc bộ áo liền quần màu be, cầm trong tay một cái kéo tỉa cây, cúi đầu chào tôi, giống như lần cuối cùng tôi trông thấy ông, trên lối đi này, mới có vài ngày trước.

Tôi chẳng để ý la id="filepos44820">́m đến phản ứng của Jack đối với việc có một ông già đã chết tiến đến và gật đầu chào chúng tôi, vì nói chung, tôi biết mình là người duy nhất có thể nhìn thấy họ. Ý tôi là những người đã chết ấy. Thế nên tôi hoàn toàn bất ngờ trước cái điều xảy ra tiếp theo...

Đó là việc Jack giật tay ra khỏi tay tôi, hét lên một tiếng kinh sợ và chạy ù ra chỗ bể bơi.

Điều đó thì kỳ lạ thật, nhưng dù sao thì Jack là thế. Tôi đảo mắt nhìn ông Jorge, rồi chạy theo thằng bé, vì dù gì thì tôi cũng được trả tiền để chăm sóc những người còn sống. Mấy cái chuyện giúp-đỡ-những-người-đã-chết ấy thì chỉ xếp thứ hai chừng nào tôi còn đang bị tính giờ làm việc ở Khu nghỉ dưỡng Khách sạn và Sân golf PeebleBeach này. Những hồn ma sẽ phải đợi thôi. Ý tôi là, chúng có trả công cho tôi đâu. Ha! Giá mà được thế.

Tôi tìm thấy Jack thu lu trên chiếc ghế gấp dài, gục mặt vào khăn bông khóc nức nở. Thật may, vẫn còn sớm nên chưa có mấy người ra bể bơi. Nếu không thì tôi sẽ phải giải thích lằng nhằng đây.

Nhưng người duy nhất có mặt ở đó là Ngái Ngủ, ngồi cao tít trên cái ghế nhân viên cứu hộ. Và cứ nhìn cái cách Ngái Ngủ đang tì một tay lên bên má thế kia thì biết, hai cái cửa sổ đằng sau cặp kính Ray Ban đó đang nhắm tịt lại là cái chắc.

"Jack," tôi nói, ngồi xuống cái ghế bên cạnh. "Jack, em sao thế?"

"Em... em đ-đã nói với chị rồi mà," Jack nấc lên với cái khăn bông trắng to sụ. "Suze... em không giống như những người khác. Em là đứa mà chị đã nói đấy. Một... một... đứa quái đản."

Tôi không hiểu nó đang nói gì. Tôi đoán là nó chỉ đơn giản tiếp tục cuộc nói chuyện lúc ở trong phòng mà thôi.

"Jack," tôi nói. "Em không kỳ lạ hơn gì những người khác đâu."

"Không," nó nấc lên. "Em đúng là thế mà. Chị không hiểu à?" Rồi nó ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt tôi, và nói nhỏ: "Suze, chị không biết tại sao em không thích đi ra ngoài à?"

Tôi lắc đầu. Chẳng hiểu gì cả. Thậm chí đến lúc đó tôi vẫn chưa hiểu nổi.

"Bởi vì những lúc đi ra ngoài," Jack thì thầm, "em đều trông thấy những người đã chết." 

 

TRO VE TRANG CHU

wap hay | game android | game java | truyen teen | truyen tieu thuyet | anh sexy | anh chup len | xem anh sex full | sms chúc ngủ ngon | sms tình yêu
kho game free
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk
tai game android  | kho tai game java   kho tải game android  | Game cho android  | game android free   tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android game android | goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<