Vừa bước lên bến tàu, ông Toàn hít sâu không khí đầy lồng ngực rồi mới đưa mắt quan sát một vòng. Mọi thứ không thay đổi nhiều, vẫn là con đường bờ sông tấp nập người, xe và bụi. Cái đặc trưng của thành phố quê hương là thế, nhưng ông Toàn vẫn thấy nhớ và bồi hồi khi nhìn lại nó sau mấy chục năm xa cách.
- Mời thầy đi xe.
Một người phu xe dừng ngay trước mặt Toàn lễ phép mời với nụ cười móm mém. Định còn đứng ngắm trời đất thêm chút nữa, nhưng trước lời mời ông Toàn vội gật đầu rồi bước lên xe. Đã lâu lắm rồi ông mới có lại cái cảm giác ngồi trên chiếc xe kéo đi giữa thành phố, nên ông bảo:
- Anh chạy cho tôi hết một vòng thành phố, rồi sau đó về khu Bến Tắm Ngựa.
Người phu xe ngạc nhiên:
- Thầy quen ai ở bến Tắm ngựa?
- Nhà tôi ở đó.
Câu nói của ông Toàn khiến cho bác phu xe ngạc nhiên:
- Thầy ở đó mà sao tui không biết?
Quay nhìn lại ông ta, Toàn không thể nào nhận ra, ông cười nói:
- Đã gần hai mươi năm rồi, làm sao bác nhớ được.
Bác phu xe vừa cố sức kéo lên dốc vừa buông một câu:
- Vậy là trước năm cháy nhà!
- Cháy nhà? Mà nhà ai cháy?
Thấy ông ta quan tâm, bác phu xe nói rõ:
- Cháy hầu như cả khu. Bộ thầy không hay vụ đó sao?
Ông Toàn hỏi dồn:
- Sao cháy vậy bác? Mà thiệt hại thế nào?
- Một người chong đèn ngủ rồi đèn ngã, bắt vách mùng cháy. Gặp mùa khô nên lửa bắt quá nhanh, chỉ trong phút chốc thì cả một xóm nhà tạm bợ, nhà phố nhỏ đã làm mồi cho thần hỏa, nhà tui cũng nằm trong số đó.
Toàn nói vội:
- Bác khỏi chạy vòng nữa, đưa tôi về chỗ đó. Tôi muốn nhìn lại nơi mà…
Bác phu xe chận lời:
- Bây giờ người ta xây lại nhà cửa khang trang, đâu còn nhà lá như hồi xưa nữa, chắc gì thầy nhận ra. Mà bao lâu rồi thầy không về đây?
Toàn thở dài:
- Ngót hai mươi năm rồi. Mà tôi cũng chẳng nhận được tin tức gì, nên đâu có biết…
Bác phu xe cũng thở hắt ra một hơi khi lên hết đoạn dốc, rồi có vẻ hứng thú bắt chuyện tiếp:
- Thầy ở đó ngày xưa, mà tên gì vậy?
- Thật ra tôi chỉ là người... có người yêu ở xóm đó, chứ chỗ ở của tôi là ở Cầu Kho, gần bờ sông.
- Thảo nào...
Đạp thêm một đoạn nữa, bỗng lão ta hỏi:
- Người yêu của thầy ở đó tên gì vậy?
Thấy lão ta quá tò mò, Toàn định không trả lời, nhưng nghĩ lại, ông đáp:
- Tên Kim Thoa.
Chiếc xe kéo gần như ngừng lại giữa đường, bởi bác phu xe đang quay lại trố mắt nhìn vị khách của mình:
- Cậu có phải là... cậu Toàn không? Đốc tờ Toàn?
Đến phiên Toàn ngạc nhiên:
- Sao bác biết tôi?
- Tui là Phẩm, anh ruột con Kim Thoa nè!
- Trời đất!
Hai người nắm tay nhau mừng rỡ ngay giữa lộ, nên bị mấy xe đi sau bóp kèn inh ỏi thúc giục. Toàn bảo:
- Anh kéo xe nhanh về nhà đi, rồi nói chuyện.
Rồi Toàn gật gù tiếp:
- Hồi đó nhiều lần tôi nghe Kim Thoa nhắc tới anh mà chưa được gặp, bởi khi tôi tới nhà thì anh và bác trai đi làm xa, đâu ngoài Ô Cấp.
- Đúng rồi, thời đó ba tôi lãnh thầu một công trình ngoài đó, làm suốt mấy năm trời, ít khi về nhà. Cho đến khi...
Giọng ông chợt trầm xuống khiến cho Toàn ngạc nhiên:
- Vụ cháy nhà có ảnh hưởng gì tới nhà mình không?
- Có chớ, ảnh hưởng nặng là đàng khác!
Đáng lý ông ta kể tiếp, nhưng lúc đó bị kẹt xe nên ông bảo Toàn:
- Để qua đoạn này rồi tui kể tiếp cho cậu nghe.
Đến một ngã tư, ông ta lại nói:
- Cũng gần nhà rồi, ghé qua đó cho cậu biết rồi anh em mình nói chuyện nhiều hơn.
Nhìn con hẻm hun hút trước mặt, Toàn hơi ngỡ ngàng:
- Mấy chục năm rồi sao xóm mình vẫn không thay đổi?
- Đây không phải là xóm cũ. Kể từ sau vụ cháy nhà, tui bán cái nền cũ, chuyển về đây mướn nhà ở.
Đến một gian nhà nhỏ, vách ván cũ kỹ nằm sát bờ con sông bốc mùi hôi thúi nực mũi, lão có vẻ ngượng:
- Chắc cậu không quen chỗ tồi tàn này nhưng sáng giờ chưa chạy được cuốc xe nào nên không dám mời cậu ghé quán cà phê. Cậu ngồi tạm đây đi.
Kéo chiếc ghế đẩu lung lay chân mời khách. Còn mình thì ngồi giữa bộ ván xứt đầu, mẻ cạnh, thấy vậy ông Toàn ái ngại:
- Anh mệt thì ngồi đi, tôi đứng một chút cho chân đỡ phải co cơ.
Quá sốt ruột chuyện muốn hỏi nãy giờ mà chưa hỏi được, Toàn nhìn trong nhà không thấy ai nên hỏi ngay:
- Kim Thoa bây giờ...
Hình như điều ông Phẩm muốn nói cũng trùng ý của Toàn, nên ông đáp ngay:
- Tui ở đây một mình. Còn Kim Thoa thì…
Chỉ tay vô bàn thờ đặt giữa nhà, ông xúc động:
- Tui thờ nó chung với ông bà già.
Ông Toàn sững sờ:
- Trời ơi! Kim Thoa…
- Tui tưởng do dời nhà khỏi xóm cũ nên cậu có trở lại tìm không gặp, nào ngờ từ nào tới giờ cậu không trở lại xứ này...
Ông Toàn nói, giọng lạc hẳn đi:
- Tôi qua Pháp học rồi kẹt mấy năm chiến tranh không về được. Tôi có gởi về cả chục lá thơ mà không thấy hồi âm. Đâu ngờ sự thể thế này!
Ông Phẩm bước tới bàn thờ đốt nén hương, Toàn cũng theo chân, ông nhìn bức ảnh chân dung của Thoa mà ruột quặn đau. Chính anh đã dẫn Thoa đi tiệm, chụp tấm ảnh này trước ngày anh lên đường đi Pháp du học.
Không ngờ nó lại là ảnh thờ.
- Tại sao Thoa mất, anh Phẩm?
Trên gương mặt sạm đen bởi nắng gió. Ông Phẩm lại làm cho Toàn đau lòng thêm khi bật khóc. Rồi cả Toàn cũng khóc theo. Mãi một lúc sau, giọng nghẹn ngào của Phẩm:
- Nó chết là vì... tình! Cậu biết chuyện đó mà!
Ông Toàn ngơ ngác:
- Em đâu hay biết gì.
- Vậy chuyện nó yêu cậu, rồi bị gia đình cậu phản đối và còn cô vợ chưa cưới của cậu nữa… Cậu thật sự không biết hay là…
Toàn như bị điện giật, ông kêu lên:
- Anh nói gì vậy? Cái gì là vợ chưa cưới của tôi? Anh quên rằng tôi yêu Kim Thoa bằng mối tình trong sáng, bằng lòng tin và nghị lực của mình, chính Thoa đã khuyến khích tôi đi du học, để vài năm sau về chúng tôi sẽ chính thức cưới nhau. Tôi đâu phải...
Ông Phẩm nhẹ lắc đầu:
- Bây giờ cậu nói cũng bằng thừa. Thoa cũng đã chết.
Toàn vẫn còn bị kích động, giọng anh càng run nhiều hơn nữa:
- Anh Phẩm nói rõ tôi nghe đầu đuôi câu chuyện, tôi sắp nghẹt thở rồi đây.
Phẩm kể:
- Cậu đi được mấy năm thì chuyện xảy ra. Một bữa Thoa nhận được lá thư gửi tới, người viết tự xưng là Tuyết Hương, bảo rằng cô ấy được mẹ cậu chính thức hỏi cưới yêu cầu con Thoa buông tha cậu ra. Trong thư còn nói nhiều điều thậm tệ nữa, đến nỗi đọc xong con Thoa đã điên tiết lên.
- Tuyết Hương?
Toàn kêu lên với sự ngạc nhiên cao độ. Anh bật dậy khỏi nơi đang ngồi, khiến ông Phẩm phải ngạc nhiên:
- Cậu sao vậy?
Toàn như quên sự có mặt của chủ nhà, nói mà không nhìn vào ông Phẩm:
- Con người này đúng là con quỷ cái!
- Cậu nói ai vậy?
Toàn bất thần hỏi:
- Anh nói rõ hơn xem, người tên là Tuyết Hương đã làm gì Kim Thoa!
Ông Phẩm lắc đầu:
- Tôi còn không biết mặt cô ta nữa là... Nghe đâu mẹ cậu và cô ấy đã tìm gặp Thoa khi nó đi chợ về. Còn chuyện gì sau đó thì tui không biết. Chỉ có cái này hơi lạ, mà đến giờ này tui vẫn chưa rõ.
Ông đi lấy ra một tờ giấy màu vàng cỡ chiếc khăn tay, trên đó chỉ có một dòng chữ duy nhất: 12-6-1942, kèm một mũi tên xuyên qua suốt hàng chữ số.
- Cái này tui nhặt được lúc chạy ra khỏi nhà, thấy nó bay ra từ phòng con Thoa trên lầu. Tui không định nhặt, nhưng khi thấy Kim Thoa đang đứng ở thành cửa sổ như kêu cứu thì tui quýnh quá nhét vội mảnh vải này vào túi rồi chạy trở lên cứu em mình. Nhưng không còn kịp nữa. Toàn bộ căn gác gỗ đã sụp xuống, kèm theo tiếng thét kinh hoàng mà tui đoán chắc đó là của con Kim Thoa! Nó đã chết cháy lúc đó.
Toàn nhìn một lúc vào mảnh vải rồi lẩm bẩm:
- 12-6-1942 là ngày sinh của Kim Thoa!
Ông Phẩm chợt nhớ ra:
- Đúng rồi! Vậy mà lâu nay tui không nhớ. Nhưng ai lại viết và làm dấu như vậy?
Toàn chợt hiểu:
- Kim Thoa đã bị người ta bỏ bùa làm cho điên loạn. Đây là đạo bùa chú gì đó…
Anh không suy nghĩ thêm, móc lấy diêm quẹt rồi đốt nhanh mảnh vải… lạ lùng thay, khi ngọn lửa bùng lên cũng là lúc anh cảm giác như có một luồng khí lạnh chạy khắp thân thể mình! Đồng thời người anh không đứng vững, ngã bổ ra trước sự kinh ngạc của ông Phẩm:
- Cậu Toàn. Cậu sao vậy?
Nhưng Toàn hầu như không còn nghe thấy được gì. Toàn thân anh bỗng sốt lên thật cao. Mồ hôi vã ra như tắm.
Người phụ nữ đi thật nhanh tới căn nhà có cánh cổng màu xanh. Sau khi nhìn trước sau không thấy ai thì mới nhẹ đẩy cổng sắt bước vào.
Bên trong nhà không có ai lên tiếng, cũng chẳng có tiếng chó sủa như hầu hết những ngôi nhà kín cổng cao tường khác. Lẳng lặng, đi thẳng ra nhà sau, nơi cánh cửa chỉ khép hờ. Người phụ nữ lách mình vào, vừa lúc đó mới nghe có người lên tiếng hỏi, giọng yếu ớt:
- Con Út hả?
Người được hỏi đáp rất khẽ:
- Dạ, con đây.
Đáp xong chị ta vội tới ngồi lên giường bên cạnh một người đang nằm. Giọng lo lắng:
- Cô Hai thấy trong người thế nào?
Người kia đáp rất khó khăn:
- Nó cứ mệt từng cơn... Khó thở…
- Con đã tìm được tới đó, nhưng không gặp được người cô dặn gặp.
- Vậy còn…
- Nhưng con có lấy được thứ ấy về. Cô coi…
Út đưa ra một vật bọc trong một vuông vải màu vàng. Khi chị vừa mở ra thì người bệnh đã thét lên một tiếng rồi nằm xuôi tay như xác chết.
Hốt hoảng, Út lay gọi:
- Cô Hai. Cô Tuyết Hương!
Người được gọi là Tuyết Hương không động tĩnh gì. Vừa lúc ấy chợt có người lên tiếng ngoài cửa phòng:
- Kiếp nạn đến nơi rồi còn ở đó mà cô với thầy!
Út quay lại nhìn thấy người mới tới thì sợ hãi, muốn bật dậy chạy đi, nhưng ông ta đã đưa tay ngăn lại:
- Cô đã gây ra thì phải ở đó để còn đón hậu quả!
Út riu ríu ngồi xuống, trong khi người nọ lấy từ trong chiếc túi rơm ra một miếng vải lớn rồi bất thần trùm lên thân thể người phụ nữ. Chỉ một lát sau thì người ấy cử động nhẹ và phát ra tiếng rên khẽ. Người đàn ông lên tiếng:
- Cô đặt vật đó lên ngực cô ấy nhanh lên.
Út nghe theo. Vật đó vừa nằm lên ngực Tuyết Hương thì cũng vừa lúc Út không kêu lên được tiếng nào, đã ngã vật xuống sàn nhà, nằm bất động.
- Không sao rồi, em có thể dậy được.
Đang rất yếu, rồi lại bị cơn ngất, nhưng sau lời nói của người đàn ông, Tuyết Hương đã ngồi ngay dậy, đưa mắt nhìn quanh, ngơ ngác:
- Em… vẫn còn sống?
Đưa tay chỉ vật vừa từ ngực cô ta rơi ra, người đàn ông bảo:
- Nếu không có vật này thì em đã theo ông bà rồi.
Tuyết Hương nhìn xuống rồi reo lên:
- Nó đây rồi! Em cứ ngỡ.
- Sao em có thể nóng vội và nghi ngờ khi anh chỉ lấy nó để luyện thêm phép cho nó. Em quên là chính anh đã cùng em vượt bao gian khổ để có được nó không!
Tuyết Hương ôm pho tượng ngọc thạch nhỏ bằng vừa lóng tay vào long, nâng niu như báu vật:
- Em không nghi ngờ gì hết, mà chỉ bởi vì vắng nó một phút giây nào là y như em bị tình trạng như vừa rồi. Hơn mười lăm năm rồi, em sống là nhờ nó, anh quên rồi sao Tường!
Tường nhẹ lắc đầu:
- Lần này em bị đột quỵ không phải do em rời xa pho tượng ngọc bích này, mà nguyên nhân là bởi mảnh vải kia đã bị đốt!
Tuyết Hương ngơ ngác:
- Mảnh vải nào?
Tường với giọng đầy lo lắng:
- Em làm việc gì cũng xốc nổi rồi lại mau quên. Em không nhớ ngày đó em đem tới đưa cho con Kim Thoa vật gì sao? Vật của ông thầy Tàu…
Tuyết Hương nhớ ra:
- Em nhớ rồi mảnh lụa màu vàng có viết ngày tháng năm sinh của con Thoa! Con đó đã phát rồ, phát điên khi cầm vật ấy trong tay và nhờ thế em mới toại nguyện, mới có cơ ngơi này hôm nay.
Tuyết Hương lặng đi giây lâu, rồi chép miệng:
- Nghĩ cũng tội cho con nhỏ. Đang trong lúc đời sắp lên hương thì lại chết thảm trong đống lửa. Cũng tội cho nhiều người khác, bởi vụ hỏa hoạn đó mà tiêu tan hết nhà cửa sản nghiệp theo. Cho tới nay em vẫn còn day dứt mãi.
Tôn Tường nhún vai:
- Muốn thực hiện tham vọng thì đừng bao giờ hối tiếc cả. Em không làm chuyện ấy thì ngày nay em cũng tiếp tục là con sen của bà chủ tiệm vàng, mẹ của thằng Toàn, chớ đâu có được ngôi biệt thự to đùng và mấy hiệu buôn vải đồ sộ kia!
Chợt nhìn sang người giúp việc, Tường hơi lo:
- Nãy giờ anh quên để ý.
Tuyết Hương bảo:
- Nó bị ngất, không sao đâu, nó là đứa vô tâm, chẳng phải lo.
Tường ra dấu:
- Chúng ta ra ngoài, anh có việc này cần bàn thêm.
Họ vừa bước ra khỏi phòng thì căn phòng bỗng tối sầm lại có lẽ mất điện. Khoảng nửa giờ sau, khi trở lại thì Tuyết Hương ngạc nhiên quá đỗi:
- Con Út đâu rồi?
Tường cũng nghi ngờ. Anh ta tìm khắp nơi, cuối cùng anh ta bảo:
- Con nhỏ sợ quá bỏ trốn rồi. Sẽ không ổn nếu để nó yên ổn rồi đi nói lại mọi chuyện.
Tuyết Hương trấn an:
- Em biết con này, đầu óc nó nghễnh ngãng, sẽ không gì phiền đâu.
Họ cùng kéo nhau đi ra ngoài và Tường không quên dặn:
- Em hời hợt lắm, khó mà giữ được pho tượng, tốt hơn là đưa cho anh...
Tuyết Hương trừng mắt với anh ta:
- Anh giữ hay là định ém luôn như vừa rồi, nếu em không nhờ con Út đi lấy lại thì anh đã làm gì nó? Có phải anh dự tính...
Tường cắt ngang lời:
- Đầu óc em thì lúc nào cũng đa nghi và luôn nghĩ xấu cho người khác, kể cả người đang tiếp tay đắc lực cho sự thành công của em.
- Lòng tốt của anh đến nỗi chỉ cần con Út đem pho tượng về chậm một chút nữa là em đã không tỉnh lại được nữa! Lúc đó thì mọi chuyện sẽ ra sao? Phải chăng anh đã sẵn sàng để sở hữu những gì em đang có?
Bị lật tẩy bất ngờ, Tường khựng lại một lúc, rồi đột ngột trở giọng:
- Em đã nói vậy thì anh cũng không cần giấu giếm nữa. Đúng là anh muốn chiếm luôn pho tượng. Nhưng em biết để làm gì không?
Tuyết Hương dù đã biết trước ý đồ của gã người yêu lắm mưu nhiều mẹo, nhưng vẫn lúng túng:
- Lòng dạ anh thì ai còn lạ gì.
Tường cười gằn:
- Cũng chỉ vì mạng sống của em đó!
Một chiếc taxi dừng lại theo lệnh của Tường, nhưng Tuyết Hương đã khoát tay bảo xe chạy đi, vừa chụp vai Tường hỏi lớn:
- Anh nói rõ hơn coi!
Tường vẫn bình tĩnh:
- Em nhìn lại mình xem, có phải em lúc nào cũng cần sự hỗ trợ của pho tượng để tồn tại sau khi đã bị lậm quá nhiều bùa phép của lão thầy Tàu Mã Lục không?
Tuyết Hương giật mình. Cũng vừa lúc đó một cơn đau nhói ngay giữa ngực làm cho cô ả khó thở. Hiện tượng này đã xảy ra lâu nay và nó luôn báo hiệu cho một cơn đau tồi tệ hơn sau đó. Nỗi sợ hãi khiến cô ả chùn tay, bước lùi xa Tường mấy bước:
- Anh định lợi dụng nhược điểm này để khống chế tôi phải không?
Tường cười nửa miệng:
- Ta đâu lạ gì nhau mà em còn hỏi lôi thôi nữa! Nào, bây giờ chúng ta tới phòng chưởng khế để tiến hành công chứng. Việc chủ quyền hai hiệu buôn vải chớ? Đã trễ giờ rồi.
Tuyết Hương hết mức chịu đựng, nên quên là mình đang đứng giữa đường:
- Đồ tồi! Anh là một thằng lưu manh!
Tường giờ mới hiện nguyên bộ mặt nham hiểm:
- Bây giờ em mới biết sao? Anh tồi, lưu manh, nhưng thử hỏi không có thằng lưu manh này thì em có được như ngày hôm nay không? Tôi nói thẳng nếu hôm nay em không làm đúng như kịch bản tôi đã dựng thì bây giờ em đi theo con Kim Thoa được rồi đó! Cứ ở đó mà chờ.
Anh ta nói xong đưa tay đón chiếc taxi vừa trờ tới và không màng nhìn lại.
Tuyết Hương khựng lại mà lòng tràn đầy căm phẫn. Tuy nhiên khi cơn giận trào lên thì cơn đau như xé lồng ngực lại trỗi dậy. Và như một người bị bắn trúng tim, cô ả ngã vật ra đường, lăn lộn kêu la.
Người đi đường bu lại xem. Có người giúp đỡ dậy, nhưng khi họ chạm vào người thì cô ả như bị điện giật, lồng lên. Khiến chẳng một ai dám chạm tới.
Bất chợt, một chiếc taxi ngừng lại. Từ trên xe con Út bước xuống, không nói không rằng, xốc Tuyết Hương dậy, đưa lên xe, trước sự tò mò của mọi người.
° ° °
Sau gần một buổi cân nhắc chọn lựa, chẳng hiểu thế nào, cuối cùng Toàn lại chọn khách sạn gần xóm Tắm Ngựa. Qua một ngày với bao chuyện dồn dập, Toàn hầu như không buồn ăn uống, mà chỉ mong tìm một giấc ngủ. Bởi vậy khi vừa vào phòng, tắm qua loa là anh đã lên giường ngay. Người bồi phòng gõ cửa hỏi xem khách có cần gì thì Toàn căn dặn kỹ:
- Tôi cần nghỉ ngơi, vậy nếu tôi không gọi thì cậu đừng làm phiền.
Chỉ nửa giờ sau Toàn đã nóng đầu. Chẳng biết đến bao lâu thì Toàn bị đánh thức bởi một bàn tay của ai đó lay mạnh:
- Dậy đi chớ, chẳng lẽ về xứ chỉ để ngủ hay sao?
Toàn cố nhướng mắt lên một cách khó khăn, đến khi nhìn rõ người trước mặt thì anh mới tỉnh hẳn, rồi quá đỗi ngạc nhiên:
- Sao cô vào đây?
Cô nàng mỉm cười rất tươi trong bóng tối, ngọn đèn ngủ mơ mờ:
- Cửa phòng không khóa, chẳng phải để mời gọi người ta vào hay sao.
Toàn không phải loại đàn ông ham của lạ, anh khó chịu về sự đường đột này, nên gắt lên:
- Yêu cầu cô bước ra khỏi phòng. Nếu không tôi sẽ…
Cô ta vẫn bình thản:
- Anh sẽ gọi người tới để người ta xỉ vả anh về tội cưỡng bức một phụ nữ không có gì để tự vệ ư?
- Nhưng chính cô…
- Ai tin được một cô gái tự động vào phòng một người đàn ông độc thân. Anh cứ kêu lên xem!
Bị thách thức, nhưng quả thật Toàn không dám kêu lên. Cuối cùng anh đành phải xuống nước:
- Tôi đang mệt, xin cô hãy để tôi yên. Cần gì thì để lúc khác.
Cô nàng cười thành tiếng:
- Rất vui khi được ông bác sĩ từ nước ngoài về xuống nước năn nỉ! Nhưng lịch sự phương Tây của anh đâu rồi, sao không hỏi cả tên người khách của mình?
Toàn bực bội lắm, nhưng cũng phải hỏi:
- Chẳng hay cô là ai?
Câu nói của Toàn vừa dứt thì cũng thật bất ngờ, đèn trong phòng bật sáng. Vừa lúc nàng lên tiếng:
- Tôi là Tuyết Hương, người mà anh đang có ý đi tìm!
Toàn sững người nhìn cô gái. Đúng là Tuyết Hương! Anh nhớ lại cô hầu gái ngày xưa.
- Có phải lúc trước cô giúp việc cho mẹ tôi?
Cô nàng cười thật giòn tan:
- Cậu chủ quả có trí nhớ không tồi! Ngày xưa dù cậu lớn hơn em mấy tuổi, nhưng vì là con nhà giàu nên mỗi lần đi tắm em luôn phải đem đồ tắm vào tận phòng tắm cho cậu. Có lần…
Toàn thẹn đỏ mặt:
- Cô… Cô nhắc làm gì chuyện đó! Hồi đó tôi mới mười sáu mười bảy gì đó…
- Còn em mười bốn! Cậu nhớ ra con Tuyết Hương này rồi phải không?
Toàn gật đầu, nhưng giọng anh trở nên gay gắt:
- Tôi nhớ và cũng đang tìm cô đây! Cô trả lời tôi về chuyện cô đã dựng lên để hại tôi. Có phải cô là tác giả lá thơ gửi cho Kim Thoa nói rằng mẹ tôi có ý định đi hỏi vợ cho tôi mà cô dâu chính là cô phải không?
Sắc mặt không chút thay đổi, cô nàng lại gật đầu giọng tỉnh táo:
- Em đã thương cậu chủ ngay từ ngày đó. Nhưng em là phận tôi đòi, nên em đâu có cửa để bước vào cuộc đời cậu. Nên đành phải…
Toàn chặn lời:
- Cô dùng thủ đoạn hèn hạ đó đến nỗi làm cho Kim Thoa hiểu lầm tôi, rồi chuyện tày trời đã xảy ra, cô có biết không!
- Em biết!
Câu trả lời lạnh lùng của Tuyết Hương làm cho Toàn nổi khùng tiếp:
- Con quỷ cái. Tao sẽ…
Toàn chưa kịp có hành động gì thì bất thần cô ả đã ra tay trước, chỉ bằng một động tác nhanh và gọn, cô ta giật nhẹ một cái thì cả bộ xiêm y đang mặc trên người đã tuột phăng ra, để lộ nguyên một tòa thiên nhiên trước mặt Toàn.
Trong hoàn cảnh này ít có người đàn ông nào cưỡng lại được lòng ham muốn. Nhưng Toàn thì khá bản lĩnh, anh gắt lên:
- Cô làm trò khỉ đó để làm gì? Tôi sẽ la lên đây!
Và anh la thật…
- Bớ…
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk tai game android | kho tai game java kho tải game android | Game cho android | game android free tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android
| goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<