Khoảng cách quá xa, Ôn Kiến Quốc nhìn mãi vẫn không rõ những việc cụ thể hai người kia đang làm, chỉ biết là họ đã bê được nắp giếng xuống. nắp giếng được khóa bằng xích sắt nhưng họ bê xuống không mấy khó khăn. Sau khi đặt nắp giếng xuống, một người đã buộc thừng vào lưng và trèo xuống, người đó chắc hẳn là lão già vì người còn lại trên bờ giếng cứ thấy lúc lắc hoài như đứng trên tổ kiến.
Quá xa, Ôn Kiến Quốc nghe không rõ họ nói gì với nhau, nhưng có thể biết chắc là những từ đại loại như "cẩn thận"...
Bỗng người trên miệng giếng ra sức kéo một thùng nước rất nặng. Ôn Kiến Quốc đang chăm chú theo dõi thì cánh tay bỗng bị bóp chặt, ông ta ngoảnh lại thì Lâm Bồ Lam thì thầm vào tai:
- Anh phải ra mau.
Lâm Bồ Lam vẩn dính sát ông ta, ả cũng vạch ra một khe hở trên cửa sổ để nhìn ra ngoài. Lúc trước, ả còn bạt hồn mất vía nhưng lúc này đã tỏ ra hoàn toàn bình tĩnh, ánh mắt tưng bừng như đã biến thành người khác. Ôn Kiến Quốc ngẩn người hỏi:
- Định làm gì thế?
- Các đồ này, ai trông thấy cũng đều có phần; họ hai người, ta cũng hai người, muốn gì thì cũng phải chia đôi.
Những một nữa...
Ôn Kiến Quốc bắt đầu dao động, cho dù chỉ là năm cân vàng thì cũng là cả một tài sản lớn. Nếu như giành được thật thì nửa đời sau ăn chơi mệt nghỉ, khỏi cần vắt sức viết những tiểu thuyết rác rưởi kia để đổi lấy tiền.
Ông ta đang mãi nghĩ thì từ ngoài vọng lại một tiếng kêu thảm khốc. Gió còn rất mạnh, tiếng kêu bị gió xé vụn, nghe yếu ớt như tiếng mèo.
Ôn Kiến Quốc còn chưa trấn tỉnh lại thì Lâm Bồ Lam đã đẩy mạnh ông ta, giục giã:
- Đi mau kẻo không kịp.
Ôn Kiến Quốc còn đang trù trừ thì Lâm Bồ Lam đã mở toang cửa sổ và nhảy ra ngoài. Động tác của ả hết sức thanh thoát nhẹ nhàng. Ôn Kiến Quốc kinh ngạc vì không ngờ cô ả lại có thân thủ phi phàm đến thế.
Căn phòng họ ở trên tầng hai, những ngôi nhà cổ kiểu này thường thấp lùn, tầng dưới là gian chứa củi nên tầng hai cũng chỉ cao chừng hai mét. Lâm Bồ Lam nhảy xuống nhẹ nhàng, bên dưới lại là đất mềm nên chỉ phát ra tiếng động nhẹ. Cô ả co chân chạm đất, chỉ cần chống hai tay xuống là đứng bật dậy ngay. Cô ả ngoái lại nhìn Ôn Kiến Quốc đang thò đầu ra cửa sổ, vội gọi:
- Nhanh, xuống mau!
Ôn kiến Quốc còn ngần ngại. Bố con người kia chắc chắn sẽ không hoan nghênh các vị khách không mời. Ông ta trả lời:
- Thế này chẳng hay tí nào...
- Có gì mà không tốt ? - Lâm Bồ Lam ngẩng mặt nhìn anh ta. Tại ngôi làng hẻo lánh này, một cô gái rất "mốt" đang đứng dưới ánh trăng vằng vặc, mái tóc xõa được gió cuốn lên, một vẻ đẹp gợi cảm nhưng ma quái.
- Ông chẳng phải là đan ông nữa sao? Xuống mau đi !
Ánh mắt Lâm Bồ Lam sáng rực đến rợn người. Ôn Kiến Quốc đưa mắt về phía giếng nước, hai bố con nhà kia đang đánh nhau, không rõ vì lí do gì.
Hai người đàn ông quấn chặt vào nhau, ông bố thì trần truồng đang ôm một vật vàng chóe trong lòng. Có lẽ do công việc đồng áng nhiều da dẻ bị phơi đen thui nên bức tượng vàng hiện lên chói chang hơn. Có vẻ như hai bố con đang tranh nhau, đuổi nhau trên bờ giếng.
Ôn kiến Quốc vẫn còn ngập ngừng, Lâm Bồ Lam đã chạy về phía đó. Không còn nghĩ ngợi thêm được gì, ông ta cũng phải nhảy ra khỏi cửa sổ. Cửa sổ không rộng, dáng người ông ta cũng không được gọn gàng như Lâm Bồ Lam, nhảy khỏi cửa sổ đâu có dễ dàng, phải cởi bớt áo ra cho dễ chui hơn, nhưng nhảy xuống đất cũng chẳng được nhẹ nhàng như lâm Bố Lam, ông ta đã ngồi phệt mông xuống đất. Cũng may mà cửa sổ không cao nên chưa xảy ra tai nạn gì.
Ông ta ngước mắt lên, Thấy Lâm Bồ Lam đang thoăn thoắt chạy về phía giếng, trăng sáng vằng vặc, dáng dấp cô ả nhanh nhẹn như " một con rắn".
Tôi không hiểu làm sao mà Ôn Kiến Quốc có thể nghĩ ra một cách so sánh như vậy, nhưng trong mắt tôi thoắt đã hiện ra hình ảnh một con rắn, nó nhanh nhẹn trườn lướt trên mặt đất, những chiếc vảy mảnh mai cọ đất phát ra âm thanh lào xào. " Mềm như không xương, giồng dòng nước chảy, môi hồng đỏ tươi mê hoặc lòng người", những thứ đó có vẻ gần giống với cốt cách của Lâm Bồ Lam.
Lâm Bồ Lam đã chạy đến bờ giếng, hai bố con kia vẫn chạy vòng quanh. Chàng trai trẻ trông thấy cô ả, giật mình kêu lên một tiếng rồi bỗng trượt chân, thân nghiêng sang một bên và rơi xuống lòng giếng. Ôn Kiến Quốc giật mình, còn ông già thì kêu lên như xé tim xé phổi chồm tới thành giếng và nhìn xuống dưới, nhưng vẫn khư khư ôm pho tượng vàng ròng trong lòng.
Đúng là tượng Phật vàng. Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua nhưng pho tượng vẫn còn sáng bóng như mới, dưới ánh trăng, pho tượng tỏa ra lớp lớp hào quang.
Khi Ôn Kiến Quốc chạy tới thì Lâm Bồ Lam đang giằng lấy pho tượng từ tay ông già. Dưới ánh trăng đêm, một cô gái trẻ giành giật một pho tượng vàng với ông lão trần truồng, trông như một cơn ác mộng. Khi chạy đến nơi, Ôn Kiến Quốc không phân biệt được đâu là hư đâu là thực. Lưỡi ông ta cứng lại không nói nên lời.
Điều làm ông ta kinh hãi là thân lão già đen kịt như than, nhưng không phải đen tuyền mà là những sọc đen sọc trắng, không, không phải trắng mà là là màu nâu. Da lão vốn dĩ thẫm màu, có thể là do một thứ bệnh ngoài da nào đó, nhưng Lâm Bồ Lam hoàn toàn không để ý tới, chỉ ra sức nắm chặt pho tượng, da thịt hai người dính sát vào nhau.
- Ông Kiến Quốc, lại đây mau !
Lão tuy đã già nhưng khỏe mạnh khác thường, lão ta ôm chặt pho tượng trong lòng, lâm bồ lam không sao kéo bật ra được. Cô ả ngẩng đầu, lông mày dựng ngược, mồm la hét, nét dịu dàng trên khuôn mặt bỗng bay biến hết. Ôn Kiến Quốc rùng mình, lắp bắp với giọng yếu ớt:
- Thôi đi, thôi đi! - Lão già khư khư ôm chặt pho tượngtrong lòng, miệng rên rỉ. - Của tao, của tao. Đồ kẻ cướp, cút đi.
Từ lòng giếng vọng lên một tiếng vỗ nước vừa trầm vừa tù túng, chứng tỏ độ sâu ngoài sức tưởng tượng, nhưng lão già chỉ lo ôm chặt lấy pho tượng, chẳng thèm quan tâm tới bất cứ cái gì khác.
- Hãy cứu người trươc đã !
Giọng Ôn Kiến Quốc đã vang hơn, Lâm Bồ Lam giật mạnh tay, pho tượng có vẻ nhẵn bóng lại đang ướt, ả bị tuột tay, pho tượng củng bật khỏi tay lão già bay thẳng lên trời. Lão già vươn tay bắt lại, tóm được đầu pho tượng nhưng không giữ được. Pho tượng trơn tuột rơi thẳng xuống giếng.
Ôn Kiến Quốc kêu lên thất vọng, ông ta vội tới thành giếng nhìn xuống. Một tiếng "cốp" khô khốc dội lên, rõ ràng là tiếng va chạm của vật cứng.
Giếng rất sâu, ít ra cũng phải mười mét, từ trên nhìn xuống chỉ là một cái miệng đen ngòm chẳng thể thấy gì. Nghe thấy tiếng va chạm đó, Ôn Kiến Quốc rùng mình. Điều ông ta nghĩ tới là liệu pho tượng có bị biến dạng vì va đập hay không. Còn lão già thì lao tới gào thét trong tiếng khóc:
- A Bảo, con nói đi, A Bảo !
Lòng giếng tĩnh lặng, nhưng sự tĩnh lặng hình như là để đánh lừa cảm giác. Ôn Kiến Quốc loáng thoáng nghe thấy những âm thanh oằn oại. Đó là thứ âm thanh quánh đặc như tiếng bò của một con sên đang gắng sức thoát ra khỏi chiếc bình miệng hẹp, nhưng âm thanh lại không liên tục như kiểu sên bò mà giống âm thanh của một đàn động vật nhuyễn thể quấn với nhau thành khối cầu lớn đang cuộn lên cuộn xuống như nồi nước sôi.
- Xảy ra... xảy ra chuyện gì thế?
Lâm Bồ Lam đã mất hết vẻ cứng cáp, e sợ mép vào sau Ôn Kiến Quốc. Chẳng hiểu vì sao, nỗi căm ghét bỗng trào dâng trong lòng Ôn Kiến Quốc, ông ta né người sang bên hỏi:
- Có lẽ mất mạng rồi?
Một hòn gạch rơi xuống từ độ cao cả chục mét thì tốc độ cuối cùng cũng phải đạt tới mấy chục mét mỗi giây, một vật nặng hơn mười lăm kilogram rơi từ độ cao như thế mà trúng vào đầu thì e là xương cũng phải vỡ. Anh ta vừa nói xong thì lão ngẫng phắt đầu lên, trừng trừng nhìn vào mặt Lâm Bồ Lam. Cô ả kêu lên một tiếng, trốn vào phía sau Ôn Kiến Quốc. Lão già gào lên, giọng khản đặc:
- Đồ kẻ cướp, mày giết A Bảo rồi!. lão như muốn chồm lên Lâm Bồ Lam. Lão chỉ mặc một chiếc quần đùi vải thô đã ướt sũng dính chặt vào da thịt, bộ dạng không còn là một người còn sống mà cũng chẳng khác gì một xác chết. Lâm Bồ Lam hoảng hốt, mặt trắng bệt núp sau lưng Ôn Kiến Quốc, miệng lắp bắp:
- Không phải tôi, không phải tôi
Ôn Kiến Quốc giơ tay ngăn lão lại bảo:
- Mau cứu anh ta trước rồi hãy hay. Mau lại đây, để tôi xuống.
Tuy nói vậy nhưng nhìn lòng giếng ông ta lo là mình sẽ bị kẹt. Lão già khóc lóc nói:
- Vô ích thôi, hết rồi, toi đời rồi, hết cả rồi.
Lão già gục trên thành giếng, miệng lắp bắp như máy hát chạy kim cũ kỹ, tấm lưng không ngớt co giật, mỗi lần co giật, những vết vằn vện trên người lão ta lại chuyển động giống như những vết dầu bẩn loang trên mặt sông, trông rất quái đản.
Ôn Kiến Quốc đến bên lão an ủi:
- Thưa cụ...
- Cút ngay! - Lão già chẳng ngoái đầu, tiếp tục co giật, Ôn Kiến Quốc lại rụt rè nói:
- Thưa cụ, mau kéo cậu ấy lên đi!
- Vô ích thôi, thấy máu rồi, A Bảo chết rồi! - Lão lại bị co giật, nhìn xuống lòng giếng, tiếp tục làu bàu:
- A Bảo, tại bố cả thôi, bố làm hại con rồi !
Lâm Bồ Lam hé miệng thì thầm hỏi Ôn Kiến Quốc:
- Dạ Vương là cái gì thế?
Ôn Kiên Quốc lắc đầu:
- Không biết, có lẽ là chuyện mê tín.
Trên nắp giếng bằng đá tấm có khắc Thái cực đồ, lại có cả xích sắt, những thứ đó có lẽ là phép thuật của thời trước. Ôn Kiến Quốc nghi ngại nhìn ông lão đang co giật bên thành giếng, đang định nói câu gì đó để an ủi lão thì lão bỗng bật thẳng lên, chồm lên miệng giếng, miệng nôn thốc nôn tháo. Một dòng nước đen kịt tuôn ra từ miệng lão già.
Thổ huyết ư? Ôn Kiến Quốc ớn lạnh, lão già bỗng ngẩng đầu lên, hung hăng nói:
- Bọn bây cũng không thoát được đâu, Dạ Vương không tha chúng mày đâu! - Giọng lão u trầm. Khi ngẩng đầu lênánh trăng soi rõ mặt lão. Khuôn mặt vốn già nua giờ lại như già thêm cả chục tuổi, chòm râu bạc trắng như bị nhuộm mực đen. Cặp mắt thất thần với ánh nhìn vô định, trắng bệt như mắt cá chết. Thứ nước đen như mực trào ra từ miệng, chảy qua cằm, xuống cổ rồi xuống bộ ngực xương xẩu như tấm bàn giặt của lão.
- Trời ơi ! - Đây là lần thứ hai Ôn Kiên Quốc kêu trời.
Hai tay lão già chống trên thành giếng, miệng há hoác, rách đến mang tai. Có vẻ như lão vẫn đang kêu rên nhưng không còn phát ra được âm thanh. Ôn Kiến Quốc lo lắng nhìn lão, bước tới đỡ lão rồi bảo:
- Thưa cụ, cụ không sao chứ?
Miệng lão vẫn chẳng phát ra được âm thanh nào, Ôn Kiến Quốc định nói thêm đôi câu nhưng đầu lão già đã gục xuống. Vì lão già đang nhô đầu trên miệng giếng, cái đầu như quả táo chín mõm trên vây rụng luôn xuống giếng, khá lâu sau mới thấy tiếng đập nước u trầm dội lên. Cảnh tượng sao mà bí hiểm. Lâm Bồ Lam the thé kêu lên, Ôn Kiến Quôc cũng hoảng hốt bật lại phía sau, bịt chặt lấy miệng ả:
- Đừng kêu nữa! - Tuy nói như vậy nhưng ông ta cũng đang hoảng loạn tới mức tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Cái cổ của lão già như bị xén đứt bằng lưỡi dao rất sắc, nhưng nơi vết cắt không hề có máu chảy như vẫn thường thấy, nó giống như một thứ kem đang đông cứng, chỉ khác là màu đen kịt như than, máu vẫn đùn ra khỏi cái cổ và từ từ run rẩy vươn cao.
Lảo già không còn cựa quậy được nữa, toàn thân bất động như pho tượng.
Mọi diễn biến kéo dài không quá vài chục giây, cái thân xác không đầu đó bỗng lúc lắc rồi nứt toát ra như một ống tre đựng nước, khối nước đen như mực bên trong ào ra chung quanh. Khối nước đen đó vẫn gợi lên cảm giác đặc quánh, chảy chậm chạp. Nước đen chảy ra thì thân xác lão cũng teo tóp lại như cây nến cháy kiệt. Chắc hẳn là mộng mị, tuyệt nhiên không thể là thực tại.
Ôn Kiến Quốc muốn hét lên, chẳng còn thấy gì trước mặt, mảng nước đen mỗi lúc một trải rộng đang sắp loang tới chân ông ta. Ông ta bật lùi lại hai bước, thoáng nghe thấy giọng Lâm Bồ Lam đã biến dạng vì sợ hãi đến mức suýt nữa thì Ôn kiến quốc không thể nhận ra.
- Đây là thứ quái gì thế?
- Tôi cũng chẳng biết.
Ôn Kiến Quốc đã quá căng thẳng, ông ta nhìn trân trân vào miệng giếng, lúc này mảng nước màu đen đang co lại và cuốn vào lòng giếng. Cho dù mắt đã thấy rỏ là nước, nhưng Ôn Kiến Quốc biết rằng đó không thể là nước, bởi lẽ làm sao mà cái thứ nước đen kịt đó lại có thể bò ngược lên trên thành giếng. Giống như tấm lụa đen, ông ta nghĩ. Đúng lúc đó, Lâm Bồ Lam thì thào bên tai:
- Pho tượng vàng ròng đó...
- Cô còn nghĩ được tới tượng vàng! - Ôn Kiến Quốc lúc đó mới hồi tỉnh lại. - Đã chết mất hai người!
Lâm Bồ Lam cứ như muốn khóc:
- Em đâu có biết... Em đâu biết được! - Ánh mắt hãi hùng và ngơ ngác, cô ả vẫn huyên thuyên và tiếp tục nhìn cái miệng giếng.
Ôn Kiến Quốc lẩy bẩy kéo tay ả, giục:
- Chạy mau thôi.
- Thế không lấy pho tượng nữa sao?
- Thế có định để người ra quy kết là hung thủ giết người không?
Lâm Bồ Lam cũng rùng mình bật lùi hai bước rồi bỗng quay đầu bỏ chạy. Có lẽ mãi đến lúc ấy cô ả mớ chợt hiểu ra tình cảnh của mình, còn Ôn Kiến Quốc như muốn cười cay đắng. Lúc này, cách tốt nhất là chuồn, chuồn cho mau.
Ông ta ngẩng đầu nhìn trời. Đã quá nửa đêm, bầu trời đã tối sẫm. Mây đen đang kéo đến dày dặc như muốn rơi xuống mặt đất, thỉnh thoảng có cơn gió thổi, lẫn trong gió có tiếng rên rỉ, lúc gần lúc xa. Tất cả cảnh tượng đó làm ông ta cảm thấy ớn lạnh, hãi hùng và bất giác lùi lại. Cai giếng đó yên tĩnh, cực kỳ bí hiểm. Khi nhìn tới miệng giếng, Ôn Kiến Quốc dường như muốn thở gấp. Lòng giếng đen không thể thấy đáy, quầ áo lão già vương vãi trên sàn giếng như thể ai đó đạ giặt giũ ở đây lúc ban ngày rồi quên không đem đi. Ngoảnh mặt nhìn đã thấy Lam Bồ Lam chạy đến bên khối nhà của Liễu Văn Uyên, nếu gọi chưa chắc ả đã quay lại.
Ông ta bước tới, lượm lặt quần áo của lão già ném xuống lòng giếng rồi ôm lấy tấm đá.
Tay vừa chạm vào thì cảm thấy một luồng hơi lạnh thấu xương. Ôn Kiến Quôc suýt nữa không bám chắc được. Tấm đá này tối thiểu cũng nặng tới ba mươi, bốn mươi kilogram; nếu trượt xuống, chân ông ta chắc chắn sẽ nát nhừ. Ông ta nghiến răng bẫy phiến đá lên miệng giếng. Mặt dưới phiến đá có một khối lồi như một cái nút và khít với miệng giếng. Ôn Kiến Quốc lay phiến đá một cái thì một âm thanh như tiếng nghiến răng rít lên, phiến đá đã đậy khít vào miệng giếng. Đậy xong, Ôn Kiến Quốc lại luồn nốt sợi xích sắt qua lỗ đục trên phiến đá. Sợi xích đã bị chặt đứt một đoạn, nhưng đoạn đứt lại nằm bên dưới phiến đá, nếu không nhìn kỹ sẽ không thể trông thấy. Xong xuôi, anh ta ngắm nghía cái giếng thêm một lần nữa. Bây giờ nó chẳng khác gì với cái giếng mà ông ta đã quan sát vào ban ngày. Khác chăng là ông ta biêt rõ trong lòng giếng đã thêm hai xác chết mới.
Hai người ư? Ý nghĩ đó bỗng làm ông ta buồn cười cho dù chẳng có gì đáng để cười vào lúc này cả. Cái cậu A Bảo trẻ trung giờ thân xác chỉ còn là những mảnh vụn, còn lão già kia cũng đã biến mất như hơi nước tan trong không khí. Đến giờ thì chẳng còn ai phát hiện ra chuyện xảy ra đêm nay, ngoài Lâm Bồ Lam và bản thân ông ta.
Đến đó, Ôn Kiến Quốc ngừng kể câu chuyện. Một lúc lâu sau, ông ta mới lại đưa ra những lời than thở, toàn là những câu lập đi lập lại kiểu như "khó nói nên lời" , " tôi phát điên rồi" ...
Câu chuyện khiến tôi cũng thấy nổi da gà. Khi Ôn Kiến Quốc nhớ lại những việc đã làm, chắc hẳn ông ta sẽ dựng tóc gáy. Có lẽ ông ta không thể tin rằng mình đã làm những việc đó, đã có thể lạnh lùng xóa hết dấu vết của hai cái chết đó.
"Đó là tôi sao?" Kết thúc đoạn này, Ôn kiến Quốc hạ một câu như vậy. Rõ ràng là nhìn vào cách hành văn thì Ôn kiên Quốc lúc này chẳng giống với Ôn Kiến Quốc tôi vẫn gặp thường ngày. Cho dù tôi không hiểu lắm về tính cách của Ôn Kiến Quốc nhưng ít nhiều cũng biết được rằng ông ta là kẻ mềm yếu, không thể bình tĩnh mà xử lý mọi việc như thế. Vậy mà khi kể lại những cảnh tượng trên, ông ta bình tĩnh như một kẻ ngoài cuộc.
Tôi quơ một đũa mì để ăn tiếp. Mì đã nguội lạnh. Mì ăn liền rất thơm nhưng ăn vào lại thấy có mùi chất dẻo, phần lắng đọng dưới đáy bát lại mặn đến kinh người, tuy nhiên tôi vẫn cần ăn một thứ gì đó để tự trấn tĩnh. Tôi nhồm nhoàm ăn nốt phần còn lại rồi tiếp tục đọc.
Đúng lúc Ôn Kiến Quốc định bỏ đi thí có vật gì đó đụng vào chân. Ông ta sững lại, cúi đầu nhìn. Có một vật đen nhánh, hình như là chiếc móc khóa. Ôn Kiến Quốc nhặt lên xem mới biết đó là một chiếc nhẫn.
Đọc đến đây, tôi lại giật mình. Cái nhẫn đó! Hôm nay, khi đến thăm Ôn Kiến Quốc, tôi đã mang bên mình, định bửng trả lại ông ta, nhưng thấy tình trạng ông như thế, tôi đã quên sạch. Tôi thọc tay vào túi moi chiếc nhẫn ra.
Chiếc nhẫn này rất nặng. đeo nó chắc chẳng dễ chịu chút nào, tôi cũng không có thói quen đeo đồ trang sức. Cầm nó trên tay thì lạnh như băng giá, dường như muốn làm tay tôi tê cóng. Tôi ngắm nghía chiếc nhẫn có hình thù kỳ dị mà trong lòng cảm thấy lạnh lẽo.
Chuyện này là thật chăng? Mặc dù Ôn Kiến Quốc đã viết nó bằng búp pháp văn học, đọc lên rất giống truyện ngắn, nhưng chẳng hiểu vì sao tôi cứ cảm thấy đây là một câu chuyện có thật. Có điều Lâm Bồ Lam đã chưa kể hết sự thật. Chuyện về cái nắp giếng, không hề thấy ả nhắc đến. Chỉ trong bức thư này của Ôn Kiến Quốc tôi mới biết rõ đầu đuôi. Một số chi tiết khác cũng có thể tìm hiểu lại, nó khiến tôi suy nghĩ, chuyện là thật hay mơ?
Khi đọc lá thư, tôi không thấy có gì kỳ dị cả, nhưng càng ngẫm nghĩ tôi lại càng thấy chuyện này thật vô lý khó tin. Có thể tóm lược lại câu chuyện như sau: Ôn kiến Quốc và Lâm Bồ Lam cùng nhau đi du lịch và đã đến một nơi gọi là làng Xạ Công. Đây là một địa danh có thật, chúng đều xuất hiện trong thư và trong tiểu thuyết của ông ta. Ông ta ở nhờ một tối tại một ngôi nhà trong làng, rồi đêm đó đã thấy hai bố con nhà kia mở được cái nắp giếng, mó lên được pho tượng Phật bằng vàng nặng tới mười lăm kilogram, nhưng chẳng biết vì sao hai bố con xông vào đánh nhau. Cậu con bị ngã xuống giếng, tượng Phật cũng rơi trúng đầu làm cậu ta chết tươi, rồi ông bố bỗng bị xé thành hai mảnh, thân xác biến thành thứ nước đen như mực chảy vào trong giếng. Ôn Kiến Quốc nhặt được chiếc nhẫn trên bờ giếng.
Một câu chuyện thô nhám, hoàn toàn thiếu logic. Nếu là một người khác biên tập, chắc cũng đánh giá giống tôi. Chỉ có đều nếu tất cả đều là sự thực thì quả là quá sức tưởng tượng của tôi.
Nếu là thực, pho tượng vàng những mười lăm kilogram đó ...
Tôi không thể cười được. Vàng vốn có sức mê hoặc con người. Trong hài kịch của mình, Shakespeare đã nói: " Đổi trắng thay đen, biến xấu thành đẹp". Cho dù giá trị của vàng vẫn làm cho người ta sẵn sàng phạm tội. Vì thế tôi tin truyện ngắn của Ôn Kiến Quốc có một phần sự thật. Nhưng cố nhân vẫn chê cười những kẻ huyên thuyên bằng ảo giác là những kẻ hoang đường mộng mị. Có lẽ những điều Ôn Kiến Quốc đã viết chỉ là một giấc mộng thôi, mà thực ra thần kinh của ông ta cũng đã có những triệu chứng thất thường.
Tôi kéo rê con chuột định đọc tiếp nhưng phát hiện ra đoạn này đã là đoạn cuối. Bức thư này của Ôn Kiến Quốc đột ngột kết thúc ở đây. Tôi không thể hiểu nổi tại sao Ôn Kiến Quốc vốn là người viết lách có đầu có đuôi mà lại có thể bỏ dở thế này. Đó là dấu hiệu rất lạ lùng. Bát mì đã lạnh toát, ôm trên tay chẳng dễ chịu tí nào. Tôi mang bát đi rửa, đang định cất đi thì bỗng nhớ lại ở đoạn cuối bức thư của Ôn Kiến Quốc hình như còn vài câu gì đó. Do không để ý, giớ tôi mới nhớ ra ra, còn mấy câu tôi chưa kịp đọc.
Lau khô tay, tôi lại ngồi xuống trrước bàn phím. Ở đoạn Ôn Kiến Quốc kể về chiếc nhẫn, ông ta còn viết rằng " Tôi ngây thơ quá, tháo không ra đưộc rồi, cứu tôi với!"
Đọc dòng chữ đó, tôi hoảng hốt nghĩ đến cảnh Ôn Kiến Quốc gào lên đến kiệt sức, bất lực và hoảng sợ. Dù tôi chưa rõ đã xảy ra chuyện gì trên người ông ta, nhưng đọc tới đoạn này, tôi vẫn thấy có chút sợ hãi mơ hồ.
Tôi tắt máy, cởi quần áo và lên giường. Hôm đó chăn gối đều mới giặt, rất thoải mái và dễ chịu. Tôi khẽ nhắm mắt, chút lo lắng nhen lên trong lòng, có thể là vấn đề tâm lý, tôi sợ rằng sau khi ngũ thiếp đi, mình sẽ như một hồn ma chạy ra đường phố trên đôi chân trần. Mười lăm kilogram vàng! Rốt cuộc Ôn Kiến Quốc đang trốn chạy cái gì? Mười lăm kilogram vàng, anh ta đang sợ cái gì?
Còn Lâm Bồ Lam vì sao mà chết? Mười lăm kilogram vàng! Nếu mọi đều Ôn Kiến Quốc nói đều là sự thật thì cái làng Xạ Công đó ở đâu? Mười lăm kilogram vàng!
Tôi mở mắt nhìn lên trần nhà bẩn thỉu. Nằm trong bóng tối, cái trần nhà đó như cách rất xa, rất xa, như một cái giếng hình vuông đang trào lên những gợn sóng đen ngòm. Tôi trở mình nhưng không sao ngũ được. Dù là nghĩ đến chuyện gì thì mười lăm kilogram vàng đó như là đã khắc sâu vào đầu óc tôi và cứ bật ra mãi. Mười lăm kilogram vàng ròng. Cho dù là trong trạng thái nửa ngũ nửa thức tôi cũng thấy buồn cười. Những người đơn giản thường hay cả tin, tôi tự tin rằng mình không phải là loại cả tin như vậy, vậy mà vì sao lại không thể quên được mười lăm kilogram vàng? Nếu số mệnh giàu có thì có ngày sẽ được, nếu số mệnh không thì ước mấy cũng không. Tôi nhớ lại một chuyện kiếm hiệp đã đọc từ rất lâu về trước, có một vị sư chẳng lấy gì làm cao đạo đã nói ra hai câu làm tôi vô cùng tâm đắc như vậy. Từ nhỏ, tôi vẫn hay dùng hai câu đó để tự an ủi mình trong những lần thi trượt hoặc thất tình, cứ cho là mình không có số có má cũng thấy đỡ tủi đôi phần.
Dù là nhìn từ phương diện nào thì mười lăm kilogram vàng đó cũng không thể thuộc về tôi, cứ nghĩ mãi về nó, quả thực là rất tức cười.
Nhưng, những mười lăm kilogran ...
Tôi trùm chăn kín mặt để mong nghĩ được sang chuyện khác. Cánh tay mà Lâm Bồ Lam chìa cho tôi xem đầy những vết vằn màu đen, đó có phải là một thứ bệnh? Liệu có thể truyền nhiễm?
Nghĩ tới đó tôi bỗng thấy toát mồ hôi lạnh. Có lẽ Ôn Kiến Quốc cũng đã mắc bệnh đó, mà tôi lại tiếp xúc với cả hai người, liệu tôi đã bị nhiễm chưa? Tôi ngồi lên, bật đèn, giơ tay lên quan sát kỹ. Da dẻ tôi không lấy gì làm trắng trẻo nhưng nhìn thế nào cũng không thấy những vết như tay Lâm Bồ Lam. Vẫn không yên lòng, tôi lại săm soi tiếp những chỗ khác trên cơ thể. Mới tắm xong, thân thể còn sạch sẽ, tôi vẫn chẳng tìm thấy chỗ nào khác thường. Tôi lại đứng trước gương, soi xét kỹ mặt mình; trên khuôn mặt héo hon và mệt nhọc của tôi cũng chẳng có dấu vết gì đáng ngại.
Lại chui vào chăn, tôi đã bớt lo. Tuy bệnh truyền nhiễm thường có thời kỳ ủ bệnh, nhưng đến bây giờ, tôi vẫn chưa thấy điều gì bất thường, chắc là sẽ chẳng có chuyện gì.
Nhưng, có đúng là chẳng sẽ có chuyện gì không? Tôi không còn nhớ đã có lần nào bị mộng du hay chưa, nhưng từ nhiều năm nay, tôi cứ ngã lưng là ngủ, chưa bao giờ bị mộng du. Vậy cơn mộng du hôm đó là gì đây? Còn chuyện tôi trông thấy con chó bị chết đêm hôm trước báo hiệu điều gì?
Như bị kim châm, tôi ngồi bật dậy. Cái bộ dạng nhe răng trợn mắt của con chó hôm đó thật là dữ tợn, đến tận hôm nay nó vẫn ám ảnh tôi. Tôi gắng sức nhớ lại mọi thứ xảy ra trong cơn mộng du đó. Ôn Kiến Quốc mai phục trong bụi rậm như một con ma, lặng lẽ khóc... Có phải là khóc không?
Tôi lại nhìn lên trần nhà, tưởng tượng rằng mình có thể nhìn xuyên qua đến tận căn phòng ở tầng trên cùng. Đây là trò chơi tôi vẫn thường đùa giỡn hồi còn bé. Ngày ấy, tôi thường ngồi ngây trước cửa nhà người khác, nhìn vào những cánh cửa đóng chặt rồi tưởng tượng rằng cửa và tường trong veo như thủy tinh. Từ chỗ ấy, tôi có thể nhìn được những người đang đi lại bên trong, đang đánh lộn... Trò chơi nhạt nhẽo này, tôi đã chơi không biết mệt, tôi có thể ngồi hàng giờ, có lúc còn quên cả về nhà ăn cơm. Những kỷ niệm đã chìm vào dĩ vãng, bây giờ lại trở về với tôi.
Không bật đèn, trần nhà cũng không thể nhìn thấy, hoàn toàn chẳng nhìn thấy gì hết, nhưng trong tưởng tượng của tôi, gia đình ở gác trên bỗng có thể thấy rõ mồm một. Bàn, ghế, giường, tủ, cả chiếc tivi đều hiện rõ ra trước mắt, chỉ có điều tôi hoàn toàn không biết ai đang sống ở tầng trên, mặt mũi của chủ nhân xấu hay đẹp.
Thao thức không ngủ được nhưng tôi cũng chìm vào giấc mộng. Trong giấc mơ, tôi gặp lại Ôn Kiến Quốc, ông ta vô cùng hoảng hốt, ra hiệu cho tôi về điều gì đó, thân thể ông ta như cây nến sắp tàn đã mất đi từng mảng, đang lay động trong gió đêm chực gục xuống. Tôi muốn hết lên nhưng toàn thân tôi như đang bị vật nặng ngàn cân đè lên không thể nhúc nhích, khắp người ướt sũng và lạnh toát, tưởng bị dìm trong nước lạnh.
Giữa lúc khủng khiếp tột cùng thì có tiếng gõ cửa. Không có cửa, không biết tiếng gõ cửa vọng tới từ đâu. Trong không gian yên tĩnh, tiếng gõ cửa vọng tới càng rõ ràng, tôi thấy Ôn Kiến Quốc đang huơ tay ra hiệu cho tôi, dữ dằn và tuyệt vọng, rồi mọi âm thanh tắt ngắm và hình dáng của Ôn kiến Quốc cũng biến mất luôn.
Tô mở mắt, nắng chan hòa, chẳng còn sớm nữa. Mất việc làm, mọi thứ không hẳn đều tồi tệ, ít ra tôi cũng tha hồ ngủ thêm. Nhưng tôi vẫn nghe có tiếng gõ cửa. Khi đầu óc tỉnh táo hơn, tôi chợt hiểu ra là có ai đó gọi tôi ở phía ngoài.
Căn phòng tôi đang ở đã trả trước hơn nửa năm tiền thuê nhà, bình thường chẳng có ai đến. Tôi cảm thấy có chuyện lạ bèn vội vàng khoác áo ra mở cửa. Đứng trước cửa là người công an đó.
- Xin chào, đồng chí tần Thành Khang - Anh ta xét nét nhìn tôi một cái - Đồng chí vẫn chưa ngủ dậy à? Tôi xin lỗi đã đánh thức đồng chí.
- Không sao đâu, mời vào! - Tôi vừa mặc quần áo vừa kéo chiếc ghế ra. - Tạm ngồi xuống đi.
Anh ta ngồi xuống nói:
- Hôm nay tôi đến cơ quan của đồng chí, các đồng nghiệp báo là đồng chí đã từ chức, thật đáng tiếc, tôi còn chút việc muốn hỏi thêm, hình như đồng chí vẫn chưa ăn sáng thì phải?
Tôi vừa mặc quần áo vừa nói;
- Không sao đâu, về việc Ôn Kiến Quốc phải không? Hôm qua tôi vửa đi thăm ông ta.
- Thế à? Anh ta ngắm nghía căn phòng - Chỗ ở của đồng chí cũng hơi chật nhỉ?
Tôi cười với chút cay đắng:
- Phòng của dân chưa vợ mà, bề bộn quá. Lẽ ra là kiếm được chút lương cố định, giờ thì lương cố định cũng chẳng còn, đến căn phòng thế này rồi cũng không thê nổi.
Anh ta bảo:
- Hay là tôi và đồng chí đi ăn sáng đã, ta vừa ăn vừa chuyện trò cũng được.
- Được thôi, có quán ăn nhỏ ngay dưới nhà, ta cùng đi chứ!
Tôi mặc xong quần áo rồi cùng anh ta xuống thang gác. Khi tới ngoài cổng thì công nhân vệ sinh tiểu khu đang quét dọn cổng chính. Lúc đó đã hơn mười giờ, trong quán ăn rất vắng khách. Tôi lấy một bát sữa đậu nành, gọi thêm chút bánh trái, bê tới bàn rồi hỏi:
- Thế đồng chí đã ăn chưa?
- Tôi ăn rồi, đồng chí cứ thong thả mà ăn.
Anh ta mở cặp, lấy ra một cuốn sổ tay và một cái bút bảo tôi:
- Vừa ăn vừa trò chuyện không có vấn đề gì chứ?
- Không có vấn đề gì. - Tôi cắn một miếng bánh hỏi tiếp - Có chuyện gì thế?
- Xin hỏi đồng chí có biết Ôn Kiến Quốc có nguồn thu nhập kinh tế nào không?
Tôi ngây người rồi nói:
- Việc này tôi cũng không rõ lắm, hình như ông ta chỉ ngồi nhà viết lách kiếm tí nhuận bút. Sao cơ? Ông ta lại có vấn đề kinh tế?
Anh ta nhíu mày:
- Bây giờ còn chưa rõ, bọn tôi nghi ngờ ông ta buôn lậu cổ vật văn hóa.
Tôi giật mình hỏi:
- Cổ vật văn hóa?
Có lẽ tiếng tôi quá to, một người đang nhẩn nha ăn bánh bao hấp phía bên kia ngoái đầu lại nhìn tôi.
Ôn kiến Quốc chẳng làm gì liên quan đến cổ vật văn hóa. Nhưng... chiếc nhẫn đó cũng có thể coi là cổ vật văn hóa...
- Đồng chí có biết gì không?
Tôi cười giấu diếm:
- Làm sao mà tôi biết được tôi cũng chẳng thân với ông ta lắm.
Anh ta lại nheo mày hỏi:
- Đúng thế, con người Ôn Kiến Quốc rất lạ lùng, chẳng ai thân thích, bọn tôi đã lục soát nhà ông ta, tối đen cứ như phòng rửa ảnh, chẳng tìm thấy gì.
Tôi hỏi:
- Làm sao mà phải khám nhà ông ta?
Có lẽ cảm thấy đã lỡ lời, anh ta ngẩng đầu lên bảo:
- Chắc đồng chí chưa biết, đêm qua ông ta đã trốn khỏi bệnh viện, trời đất, quản lý bệnh viện sơ xuất quá!
Tôi kinh ngạc hỏi:
- Trốn rồi?
- Đúng vậy, chúng tôi đã đề nghị đưa ông ta tạm giam rồi đấy, nhưng ông ta giả vờ là người nhà bệnh nhân rồi trốn mất, từ hôm qua chúng tôi đã cử ngay người canh chừng gần nhà ông ta, nhưng khôgn thấy ông ta về. Ông ta chưa đến chỗ đồng chí chứ?
Tôi lại cười cay đắng:
- Chưa thấy, ông ta không hề biết chỗ ở của tôi, trước đây toàn là tôi đến chỗ ông ta. Phải rồi, lúc nãy đồng chí nói ông ta buôn bán cổ vật văn hóa là những thứ gì đấy?
Tôi thấy anh ta búng búng ngón tay lên xà cột công văn, mắt nhìn vào cuốn sổ như có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói vội:
- Nếu là điều cơ mật thì chớ có nói.
- Có gì cơ mật đâu, chúng tôi tìm thấy một ít đồ cổ ở chỗ anh ta, toàn là tượng Phật bằng vàng, bằng bạc, nếu là của thật thì cũng phải được hai ba trăm ngàn. Không biết ông ta kiếm ra những thứ này ở đâu?
Làng Xạ Công, suýt nữa thì tôi đã buột miệng nói ra. Ôn Kiến Quốc và Lâm Bồ Lam đều chưa nói đúng sự thật. Đọc bài viết của Ôn Kiến Quốc, tôi nghĩ không thông về chuyện vì sao ngay trong đêm đó ông ta phải chuồn khỏi làng Xạ Công. Chẳng phải ông ta đã viết là chẳng lấy được gì khi chuồn khỏi đó, vả lại hình như hai bố con nhà đó chỉ mò lên có một cái tượng vàng.
Tay công an còn nói thêm:
- Chưa biết chừng sau lưng Ôn Kiến Quốc còn có cả một tập đoàn chuyên buôn bán cổ vật văn hóa. Nếu ông ta đến tìm, đồng chí nên khuyên ông đầu thú; phạm pháp là phải ra tòa đấy!
Còn tôi thì nghe tai này ra tai kia, chỉ nghĩ về câu anh ta vừa nói. Bê bát sữa đậu nành lên miệng, tay vẫn còn thấy run. Thấy tôi ăn xong anh ta cũng đứng lên.
- Thôi được rồi, ta tạm nói đến đây, nếu có tin gì về Ôn Kiến Quốc, anh báo cho tôi biết ngay.
Tôi gật gật đầu:
- Được thôi!
Chia tay với anh ta rồi, tôi còn nghĩ mãi về những chuyện anh ta nói. Trong nhà Ôn Kiến Quốc còn có số đồ cổ bằng vàng bằng bạc, điều đó chứng tỏ những điều anh ta viết ra không phải hư cấu. Như thế nghĩa là trong cái giếng ở làng Xạ Công ấy, pho tượng vàng mười lăm kilogram vẫn còn nguyên đó. Tôi trả tiền, bước ra khỏi quán, bất giác mỉm cười. Lại bắt đầu nghĩ lung tung rồi.
Có lẽ mất việc làm mới sinh ra hay nghĩ lung tung như thế. Vừa trở về đến tầng gác nơi tôi ở đã thấy công nhân vệ sinh đứng trước cửa, đang gõ cửa phòng. Tôi vội bước tới hỏi:
- Thưa bác, bác có việc gì thế?
Ông ta nhìn tôi một cái rồi hỏi:
- Đây có phải là nhà anh không?
- Vâng, sao ạ?
Ông ta chỉ vào ven tường nói:
- Những quần áo này anh có cần không? Nếu cần thì sao lại vứt ra thế này?
Quần áo! Tôi ngạc nhiên. Tuy có nghe nói về mấy tay công tử chẳng chịu giặt quần áo, mặc đến bẩn rồi lại quẳng đi luôn nhưng tôi đâu có thực lực kinh tế để làm như thế. Dù có điên rồ cũng chẳng có đem quần áo ra mà quẳng đi. Tôi cúi nhìn theo hướng tay chỉ của ông ta. Bên cạnh cửa đúng là có mấy chiếc quần áo, toàn là những đồ đại loại như đồ mặc lót. Từ đâu ra thế này? Tôi thử nhặt lên xem, không phải là đồ mới nhưng cũng chẳng cũ đến mức vứt đi. Đã quen mắt, tôi có thể khẳng định ngay không phải quần áo của tôi. Tôi nói:
- Không phải đồ của tôi, bác thử hỏi người khác xem.
- Tôi hỏi cả rồi, đều không phải, phí phạm quá, đồ còn tốt thế.
Ông ta gấp những quần áo đó lại rồi nói:
- Giặt sạch vẫn còn mặc tốt. Không ai nhận thì tôi cầm đi.
- Bác cứ mang đi.
Tôi mở cửa, dọn dẹp giường đệm rồi ngồi xuống hút thuốc.
Vừa châm được điếu thuốc, tôi bỗng ngây người. Những quần áo đó là của Ôn Kiến Quốc! Những quần áo anh ta mặc là đồ của bệnh viên tâm thần, còn những thứ vừa rồi là đồ mặc trong.
truyen nguoi lon | wap8x.mobi| anh tu suong|truyen teen | tai apk tai game android | kho tai game java kho tải game android | Game cho android | game android free tai game java| truyen teen | kho game|sms chuc tet 2013 | tin nhan sms|game dua xe|kho game android
| goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<