Cái tin động trời loan ra làm cả xóm bàng hoàng:
- Một người đàn ông chết trong phòng của Nguyệt Ánh.
Khi nhà chức trách tới thì thấy một người đàn ông nằm chết trên giường trong tư thế lõa lồ, còn bên cạnh đó thì quần áo của ông ta và cả đồ của chủ nhà Nguyệt Ánh! Năm Hòa thất thần chạy đi tìm vợ thì chẳng thấy đâu mãi về sau chính thằng Thông chỉ cho ba nó:
- Má trốn ngoài bụi tre sau nhà!
Khi Năm Hòa ra đó thì thấy Nguyệt Ánh cũng trong tình trạng không mảnh vải che thân, ngồi co ro trong bụi vừa run rẩy vừa kêu cứu:
- Làm ơn cho tôi ra với!
Năm Hòa phải kêu người làm lấy ra cái mền trùm cho vợ và đưa vào nhà. Nhưng vừa vào tới trong thì cô ả đã thét lên:
- Cho tôi ra! Đừng để hắn ta trong nhà!
Tưởng ý thị nói tay luật sư, Năm Hòa bảo:
- Người ta đem xác anh ta về bệnh viện để khám nghiệm tử thi rồi, đâu còn ai nữa!
Nhưng Nguyệt Ánh vẫn sợ hãi:
- Còn! Anh ta còn kia kìa! Anh ta sẽ giết tôi mất!
Nhìn lại chỉ có thằng Thông đứng đó, Năm Hòa bảo:
- Con tiếp ba đưa má vào trong đi.
Nhưng thằng bé lặng lẽ quay đi vừa lẩm bẩm:
- Con đi đây...
Từ khi thằng Thông đi rồi thì Nguyệt Ánh không còn sợ nữa, cô ả để cho chồng mặc quần áo vào và ở miết trong phòng riêng. Đến trưa hôm đó, nhà chức trách tới mời cả hai vợ chồng về trụ sở cảnh sát để điều tra vụ án xảy ra trong nhà họ. Bước đầu, người ta đã kết luận sơ bộ:
- Nạn nhân tên Lý, làm nghề luật sư, chết do ngạt thở bởi một chất gây nghiện, nghi là thuốc phiện nguyên chất!
Sau khi lấy lời khai đầy đủ cả hai vợ chồng Hòa, người ta đã cho Năm Hòa về, còn Nguyệt Ánh thì bị giữ lại. Một trong những điều tra viên sau khi nghe kết luận đã lên tiếng:
- Tôi còn nhớ cách đây hơn chục năm, lúc tôi còn ở ty cảnh sát Rạch Giá, tôi đã chứng kiến một vụ chết người cũng giống như trường hợp này! Nạn nhân lúc đó là Út Thông, con trai của nghiệp chủ Thuận Lợi, anh ta cũng chết khi đang hút á phiện rồi bị sặc mà chết, cũng y như vậy. Chỉ khác là Út Thông đang hút thì bị sặc, còn người này thì không hút mà trong miệng, trong phổi lại đầy những thuốc phiện, kỳ lạ thật...
Sau khi tạm giam Nguyệt Ánh vào khám rồi, anh chàng này mới nói riêng với các đồng nghiệp:
- Theo tôi biết thì Út Thông ngày xưa là bồ của cô Nguyệt Ánh này. Chẳng hiểu hai cái chết có liên quan gì với nhau không mà cả hai có quan hệ cùng một người đàn bà?
Tuy vậy, Nguyệt Ánh chỉ bị giam có một đêm, hôm sau thị được thả ra, có lẽ do Năm Hòa chạy tiền.
Kể từ khi về nhà, cô ả cứ nhìn ai cũng chỉ tay và la:
- Anh ta kìa!
Trưa hôm đó thì có một xe hơi từ Sài Gòn đỗ ngay cửa, ba người đàn ông bước xuống xe đi thẳng vào nhà. Năm Hòa ra tiếp, sau khi hỏi thân thế anh, một trong ba người đàn ông trịnh trọng nói:
- Tôi là thừa phát lại Lê Văn Tý, chúng tôi thừa án lệnh của tòa sơ thẩm Sài Gòn, được sự phối hợp của lục sự tòa Rạch Giá, cho phép tôi được đọc lệnh tịch biên gia sản của cô Lâm Nguyệt Ánh, nghiệp chủ, chủ nhân gia sản này và bốn cơ ngơi khác có danh sách kèm theo đây. Lý do: Cô Nguyệt Ánh cầm cố tài sản này cho ông Trần Ngươn, người có đi theo đây đây từ trên một năm nay, đã quá hạn trả nợ mà không có khả năng chi trả, nên trong phiên xử ngày... vừa qua, tòa đã tuyên án tịch thu số tài sản này để sung vào công quỹ, sau đó làm
thủ tục trả nợ cho ông Trần Ngươn. Yêu cầu ông cho mời bà Nguyệt Ánh ra ký biên bản để chúng tôi tiến hành làm nhiệm vụ.
Năm Hòa hốt hoảng:
- Vụ này để cho tôi xem lại! Tôi là chồng cô ấy, tôi đâu biết gì?
Vị thừa phát lại nghiêm giọng:
- Đây là án lệnh của tòa, mong ông chấp hành cho.
- Nhưng vợ tôi hiện đang bị bệnh nặng không thể ra đây được. Vậy có cách nào tôi xin hoãn thi hành án lại một thời gian không?
Vị thừa phát lại lắc đầu:
- Chúng tôi chỉ là cấp thừa hành. Ông cứ tuân thủ đi, rồi có khiếu nại gì đó thì gửi đơn lên tòa sau.
Giữa lúc Năm Hòa còn đang lúng túng chưa biết phải làm sao thì chợt anh nghe giọng của con trai. Thằng Thông bất ngờ xuất hiện và nói lớn:
- Má tôi đang nằm liệt giường, còn ba tôi thì chẳng biết gì vụ này, sao các ông nỡ làm như vậy?
Thấy thằng bé tuổi thiếu niên mà ãn nói lý sự như vậy, vị thừa phát lại nạt một tiếng:
- Con nít biết gì mà chen vào chuyện của pháp luật!
Chẳng những không sợ mà thằng Thông còn hất mặt:
- Mấy ông nói có án lệnh của tòa, mà án lệnh đâu, cái gì chứng minh là các ông thi hành pháp luật?
Thứa phát lại giận run, nhưng cũng đưa cao tờ giấy lên, dõng dạc:
- Đây là án lệnh của tòa!
Thằng Thông ngửa mặt cười dài:
- Ông làm như ở đây mù hết rồi vậy! Cái đó mà là án lệnh sao?
Thừa phát lại giật mình nhìn tờ án lệnh mà chính ông giữ từ Sài Gòn xuống đây, xem và... kêu lên:
- Sao vậy nè trời?
Trên tay ông ta lúc đó chỉ là một tờ giấy trắng, chẳng có chữ nào!
- Sao kỳ vậy?
Thông cười to:
- Có gì đâu mà kỳ! Các ông lợi dụng chức quyền, muốn dọa nạt người lương thiện hả? Mấy ông đưa án lệnh ra đây, bằng không thì yêu cầu bước ra khỏi nhà, nếu không...
Vị thừa phát lại lục trong cặp mấy lượt cũng chẳng thấy gì, ông ta còn quay sang hỏi vị lục sự tòa Rạch Giá:
- Lúc sáng khi tôi đưa cho anh coi, anh có đưa lại cho tôi chưa?
Vị lục sự cự lại liền:
- Sao lại chưa đưa. Nếu tôi không đưa lại thì vừa rồi anh lấy đâu ra để đọc cho chủ nhà nghe?
Thừa phát lại chợt nhớ ra, ông trố mắt:
- Đúng rồi, cái tôi vừa đọc là án lệnh, mà sao bây giờ...
Ông ta xem lại cả hai mặt tờ giấy trắng rồi vỗ trán kêu trời:
- Trời hại tôi rồi mà! Sao có chuyện kỳ vậy nè?
Ông ta bứt đầu bứt tai một lúc rồi đành quay sang Năm Hòa xin lỗi:
- Chúng tôi xin lỗi ông chủ. Đây là một sơ suất ngoài ý muốn. Tuy nhiên, chúng tôi trở về Sài Gòn và sẽ trở xuống với đầy đủ thủ tục hơn.
Chờ họ ra về rồi, lúc đó thằng Thông mới ôm bụng cười rũ rượi, Năm Hòa ngạc nhiên hỏi:
- Sao kỳ vậy con? Sao con biết ông ta không có án lệnh trong tay?
Thông móc từ trong túi áo mình ra một tờ giấy:
- Nó đang ở đây thì làm gì ông ta có trong tay được!
Năm Hòa cầm tờ giấy xem và kinh ngạc:
- Sao con có cái này?
Thông ỡm ờ:
- Thì con... lượm được. Mà mặc kệ ông ta, miễn là bữa nay ông ta không tịch thu nhà mình là được rồi! Bộ ba không muốn sao?
Năm Hòa thở dài:
- Má con đã gây ra cớ sự, bây giờ họ không tịch thu được thì vài bữa họ làm thôi! Trước sau gì mình cũng mất trắng, cũng phải ra đường mà ở thôi! Chẳng hiểu má con đã làm gì đến nông nỗi này?
Thông nhìn vào phòng mẹ, rồi nhìn cha và nhẹ lắc đầu, không nói gì...
Năm Hòa hỏi nhỏ con trai:
- Có phải con... cứu mẹ con không?
Thông trợn trừng mắt nhìn cha:
- Sao con lại phải cứu người bán đứng cha con mình chứ? Con... con...
Nó định nói gì đó, nhưng kịp dừng lại...
Năm Hòa muốn hỏi thêm, nhưng thằng Thông đã bước ra ngoài rồi mất dạng. Còn lại một mình chẳng biết làm gì, Năm Hòa cầm tờ án lệnh bước vào phòng vợ định cho Nguyệt Ánh xem và hỏi đôi điều. Nhưng Hòa quá đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy trên giường trống không.
- Mới nằm thiêm thiếp đây mà?
Chạy ra ngoài tìm cũng không thấy. Sau đó hỏi thì đám gia nhân báo:
- Tụi con thấy lúc khách tới nhà thì mợ đã ra xe một mình lái về hướng Rạch Giá rồi.
Nghĩ là vợ ngại phải đối mặt với pháp luật nên lánh mặt, Năm Hòa cũng không đi tìm. Anh ngồi xem lại hết các giấy tờ về nhà cửa, sản nghiệp. Lúc này anh mới tá hỏa, bởi hầu hết giấy tờ còn lại chỉ là bản sao đánh máy có công chứng, còn các bản chính thì đâu mất hết! Thì ra đã từ lâu Nguyệt Ánh lần lượt đem giấy tờ sở hữu tài sản đi cầm cố mà Hòa không hay. Mà cầm cố để làm gì trong khi vợ chồng họ là những người làm ăn phát đạt bậc nhất ở địa phương này, đâu có thiếu hụt gì!
Trong một tờ giấy nhỏ nằm lẫn trong mớ giấy tờ, Năm Hòa đọc được những con số mà sau một hồi suy nghĩ, anh mới chợt nhận ra đó là tổng số nợ mà Nguyệt Ánh đã nợ trên một chục người, con số nợ mà vừa nhẩm tính xong, Hòa đã kêu lên:
- Thánh thần ơi!
Tổng số nợ lên tới trên một ngàn lượng vàng!
Năm Hòa ngồi bật ra, thất thần, bủn rủn tay chân. Như vậy là coi như hết! Công sức anh làm chục năm nay, cộng với số vốn hai bên cha mẹ cho, phút chốc đã ra tro bụi!
- Trời hại tôi rồi!
- Người hại chứ trời nào hại!
Năm Hòa giật mình với câu nói của ai đó. Anh nhìn lên thì ra thằng Thông. Nó đứng trước mặt cha, trên tay cầm một xấp giấy gì đó, nó đưa cho Năm Hòa và nói:
- Đây là con báo đáp lại những gì cha đã lo cho con từ khi con ra đời!
Năm Hòa nhìn lại xấp giấy tờ và giật mình:
- Giấy nợ! Ở đâu con có những thứ này? Cái này là nợ hai trăm lượng vàng, thế chấp nhà máy xay lúa trong kinh xáng. Còn đây là giấy nợ mượn một trăm năm chục lượng thế chấp đội tàu đánh cá mười chiếc. Đây là...
Không can đảm đọc hết, Năm Hòa run giọng hỏi lại:
- Sao con có những thứ này?
Thông nói như người lớn:
- Má đem những thứ này cầm cố cho người ta, nay đã quá hạn và hồi nãy thừa phát lại tới tịch thu gia sản là để bán trả nợ cho người ta đó!
Năm Hòa lo lắng:
- Con lấy những thứ này ở đâu, ăn cắp của người ta phải không? Không làm chuyện đó được đâu con. Đã vay thì phải trả, ba còn cái gì sẽ trả cái đó, chút nào hay chút nấy, để trả cho người ta. Ba sẽ năn nỉ, lạy lục họ xin cho mình hẹn lại...
Thông nói lớn:
- Con đã trả hết nợ rồi!
- Cái gì? Giữa lúc này mà con còn nói giỡn được sao?
Tưởng con đùa, nhưng khi nhìn lại mặt con thì nó nói thật nghiêm túc:
- Con nói thật. Trả rồi thì người ta mới cho lấy lại giấy nợ chứ!
- Nhưng mà...
Thằng Thông bất chợt quay ra ngoài nói lớn:
- Chú Tư đem bà ấy vào đi!
Một người đàn ông bế một người trên tay từ ngoài cửa bước vào. Năm Hòa vừa nhìn thấy đã kêu lên:
- Tư Xê! Anh bồng ai vậy?
Vừa khi ấy, Hòa nhìn kỹ và thét lên:
- Nguyệt Ánh!
Trên tay của Tư Xê là Nguyệt Ánh đang rũ rượi như một xác chết!
Đoán biết thế nào Năm Hòa cũng hỏi, Tư Xê chủ động nói trước:
- Tôi gặp cô ấy lái xe định đâm xuống sông tự vẫn, cho nên tôi đã kịp cứu cô đem về đây. Mà việc này tôi làm được là nhờ cậu Út Thông đây...
Nghe nhắc tới Út Thông. Năm Hòa giật mình quay lại nhìn. Chẳng thấy ai khác ngoài thằng Thông đang đứng đó.
- Anh Tư vừa nói...
- Út Thông đã báo tin kịp thời nên tôi mới tới cứu kịp. Anh nên cám ơn anh ấy đi.
Vừa khi ấy, Năm Hòa kinh ngạc kêu lên:
- Kìa, Thông, con đi đâu vậy?
Thông chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng bước ra ngoài rồi mất dạng.
Tư Xê bảo:
- Nó là Út Thông đó. Sao anh Năm không cám ơn anh ấy đi. Chính nhờ anh ấy mà bao nhiêu giấy nợ của anh mới được lấy về. Anh ấy đã trả hết nợ cho người ta rồi!
Hòa tưởng như mình đang mơ:
- Anh Út Thông đã... đã chết lâu rồi mà?
Tư Xê nói tỉnh táo:
- Thì phải là hồn ma mới làm được chuyện này!
Trầm ngâm khá lâu Tư Xê mới bắt đầu kể:
- Ngày đám cưới của anh, tôi được hồn ma của Út Thông đón đường, cho tôi một số tiền bảo tới phá đám cưới của hai người. Tôi nghe lời, nhưng khi tới nơi, nghe lén được lời thú nhận của Nguyệt Ánh với mẹ cô ấy thì tôi sững sờ, mà cả vong hồn của Út Thông cũng bàng hoàng trước tiết lộ ấy cho nên sau đó chúng tôi vẫn để cho đám cưới của anh được diễn ra trọn vẹn. Sau này cứ thỉnh thoảng Út Thông hiện về báo cho tôi biết là anh ta đã chuyển hướng phá, không ngăn cản hai người ăn ở với nhau nữa, mà lại cho anh và Nguyệt Ánh tiếp tục gắn bó với nhau, để sau đó sẽ nhận những hậu quả ghê gớm hơn. Anh có biết cái quái thai mà Nguyệt Ánh sinh ra đó là do Út Thông đầu thai không? Anh ta quyết tâm phá tới cùng, bằng cách độc địa hơn, đó là dùng cái quái thai hình cẩu đó để cho vợ chồng anh đau khổ, rồi khi lớn lên chính thằng bé hình chó ấy sẽ phá nát gia cang anh, tiêu tán hết sản nghiệp nhà anh!
Nghe tới đó, Năm Hòa hốt hoảng kêu lên:
- Trời ơi, con tôi có sao không? Nó là hồn ma của Út Thông, như vậy nó có còn là con của tôi không?
Tư Xê thở dài:
- Tội nghiệp cho con người đó! Tính toán là vậy nhưng khi đầu thai làm con của anh rồi, trong suốt những năm sống trong nhà này nó đã chứng kiến cảnh anh bị vợ ăn hiếp, chứng kiến lòng dạ nhân hậu của anh và sự chí thú, cần mẫn làm ăn của anh, cho nên từ thù hóa ra bạn. Út Thônh không còn muốn phá anh nữa, mà trái lại anh ấy đã giúp cho anh nhiều. Như vụ Nguyệt Ánh cầm cố tài sản vừa rồi...
Hòa ngơ ngác:
- Vụ đó sao?
- Người hủy tờ án lệnh chính là Út Thông! Mà người đem những tờ giấy nợ về cho anh cũng là Út Thông! Trong cái vỏ là con trai anh, Út Thông biết hết mọi việc trong nhà này...
Năm Hòa nhớ tới con mình, anh gào lên:
- Thằng Thông, con tôi đâu rồi?
Tư Xê thở dài:
- Ở đời hễ được cái này thường mất cái kia. Thằng Thông vốn chỉ là oan hồn của Út Thông về báo oán Nguyệt Ánh và anh, nay mọi việc đã không như vậy rồi thì hồn Út Thông biến đi, dĩ nhiên con anh cũng không thể tồn tại.
Hòa vẫn gào to:
- Con tôi, trời ơi!
Tư Xê dịu giọng:
- Theo lời Út Thông nói với tôi thì sau vụ này Nguyệt Ánh đã thay đổi hoàn toàn rồi, cô ấy không còn chút gì là con người cũ nữa, có lẽ anh cũng không nên chấp nhất làm gì, hãy cho cô ấy một cơ hội làm lại cuộc đời. Và cũng theo lời Út Thông thì rồi anh sẽ sớm có một quý tử để thay thế cháu Thông vắn số!
Năm Hòa lặng người đi khá lâu...
Đến khi có tiếng kêu khe khẽ từ trong buồng vọng ra, Tư Xê nói:
- Cô Nguyệt Ánh tỉnh lại rồi đó, anh hãy vào với cô ấy đi. Tôi xin kiếu.
Tư Xê bước nhanh ra ngoài. Năm Hòa chạy nhanh vào phòng. Nguyệt Ánh vừa tỉnh lại. Gương mặt nhợt nhạt, giọng nói thều thào, nhưng cô nàng vẫn cố nói cho bằng được:
- Em xin lỗi mình...
Năm Hòa sa nước mắt:
- Mình tỉnh lại là tôi mừng rồi, đừng nghĩ ngợi nữa.
- Con chúng ta...
Năm Hòa nói trong màn nước mắt:
- Nó đã đi rồi! Nó...
Nguyệt Ánh siết chặt tay chồng, giọng nghẹn ngào:
- Em biết. Em tạ tội cùng anh. Anh hãy đuổi em ra khỏi nhà này em không xứng đáng được anh coi là vợ!
Cô nàng cố ngồi dậy và định bước xuống giường bỏ đi. Nhưng Năm Hòa đã giữ chặt lại, giọng đầy vị tha:
- Mình bỏ hết những gì đã qua. Coi như một tai nạn. Mà thật ra đó là tai nạn, em và anh cùng bị oan hồn ám. Còn bây giờ chúng ta mới thật sự sống cho mình.
Anh cúi xuống hôn lên đôi má nhăn nheo của vợ, nói khẽ vào tai nàng:
- Rồi chúng ta sẽ có một quý tử nữa!
| goc anh sex | game mobile | game hot|sms 8-3 I anh sex 2013Itruyen it
wap viet
<