Thì ra anh ta đã không còn yêu chị và ấp ủ cuộc ly hôn này từ lâu, chỉ là chưa “chiếm” thêm được tài sản chung nên anh ta chưa đưa đơn cho chị kí mà thôi.
Vợ chồng là cái duyên cái số, đã không đến được với nhau thì thôi chứ đến được với nhau rồi thì hà cớ gì không dành những điều tốt cho nhau. Ấy thế mà có không ít đức lang quân sau một thời gian “chán cơm thèm phở” đã giở những chiêu cạn tình hết sức tiểu nhân ra để đối phó với người đầu gối tay ấp với mình bao năm mà không thấy xấu hổ.
Gia đình anh Tiến chị Mai được coi là gia đình điển hình và mẫu mực trong khu tập thể. Anh là giáo viên một trường đại học, còn chị là hiệu trưởng một trường mầm non trong thành phố. Cô con gái 5 tuổi luôn vui vẻ nói cười là sự kết tinh tình yêu của anh chị sau 15 năm cả yêu và cưới. Hàng xóm chẳng bao giờ thấy anh chị to tiếng, mọi người vẫn bảo: đúng là vợ chồng trong ngành giáo dục có khác. Nhưng học thức, địa vị, tiền bạc không phải là những cái có thể đảm bảo cho hạnh phúc gia đình. Một ngày, chị Mai đứng trước nguy cơ bị truy tố pháp luật vì một cháu bé không may bị chết do ngạt nước ở trường chị. Lúc này, anh Tiến thủ thỉ: “Em chuyển hết sổ đỏ, sổ tiết kiệm và tài sản có giá trị sang tên cho anh, để nếu em có bị dính líu pháp luật, nhỡ có phải đền bù nhiều tài sản có tên em ít thì sẽ phải đền bù ít thôi…” Nghe bùi tai, chị Mai đã chuyển hết tài sản giá trị sang tên chồng để mong “công sức” của mình sau này không bị mất.
Thế nhưng, ngay khi giải quyết xong vụ rắc rối này, chị Mai chưa kịp mừng vì không bị tịch thu tài sản, không phải bồi thường thì lại ngã quỵ khi chồng đưa đơn xin ly hôn. Thì ra anh ta đã không còn yêu chị và ấp ủ cuộc ly hôn này từ lâu rồi, chỉ là chưa làm cách nào để “ẵm” gọn được số tài sản chung của hai vợ chồng nên anh ta chưa đưa đơn cho chị kí mà thôi. Chớp thời cơ chị bị liên lụy pháp luật anh ta đã đường hoàng hợp thức hóa tài sản chung sang tên mình để rồi sau khi ly hôn sẽ nghiễm nhiên về tay anh. Trở thành người đàn bà tay trắng nuôi con, chị Mai tâm sự: “Tiền của tiếc thì tiếc thật đấy, nhưng không đau bằng bị người đàn ông đêm đêm nằm cạnh mình “đâm lén” sau lưng, lừa mình ngay lúc mình gặp khó khăn, cần anh ta nhất”.
Không bị lừa hết tiền như chị Mai, nhưng chị Hoàng cũng mếu dở khi phải sống trong cảnh “có chồng cũng như không”. Không đi làm, chị ở nhà vừa cơm nước cho chồng vừa chăm lo dạy dỗ hai con, vì chị vốn không được khỏe mạnh, nhất là sau khi sinh xong hai con. Trong thâm tâm chị vừa rất phục chồng vừa rất thương anh. Chị thương vì anh vất vả lo cho cả nhà, chị phục bởi anh đã vì mình, đi làm tích góp mà mua được nhà ở Hà Nội cho mấy mẹ con chị cả ngày chỉ ăn và ở nhà, thế mà anh vẫn rất yêu vợ con, ngoan ngoãn đi làm đúng giờ, về nhà đúng giờ và không mấy khi bỏ ăn tối cùng gia đình. Trong thâm tâm chị luôn nghĩ phải bù đắp cho anh.
Vậy mà ngày đứa con thứ hai của chị vào đại học cũng là ngày anh dắt về một người đàn bà và một thằng bé tầm 6, 7 tuổi. Không ngần ngại, không giấu giếm, anh công nhận đó là “vợ hai” và con trai anh. Mặc cho chị đau khổ vô cùng, anh tuyên bố người kiếm tiền nuôi cả nhà là anh, vì vậy anh có quyền. Anh nói ráo hoảnh: “Bao năm nay cô ở nhà tôi nuôi, đã không đẻ được con trai lại yếu rớt chẳng “phục vụ” được chồng, còn muốn gì nữa. Tôi chưa bỏ là