Anh chỉ biết hát và chơi đàn đúng hai bài. Ở đâu cũng chỉ hai bài ấy. Những gì anh trích dẫn về Freud cũng chỉ có vậy. Hỏi thêm thì tắc tịt.Cho đến bây giờ, khi đã nhận lời yêu anh, cháu mới thấy mình quá vội vàng. Anh có biệt tài làm những người mới gặp lần đầu (thậm chí cả lần thứ hai) chết mê, chết mệt. Nhưng nếu lần thứ ba bắt đầu thì thấy bình thường, lần thứ tư thì bắt đầu chán. Nhưng khổ nỗi là cháu đã không nhận ra điều đó. Lần đầu tiên cháu gặp anh trong một buổi sinh nhật bạn cùng lớp. Lúc ấy chúng cháu đều là tân sinh viên.
Anh học hơn chúng cháu một lớp và là đồng hương của bạn cháu. Anh tự tin chơi đàn ghi ta, hát tặng bạn của cháu hai bài. Giọng của anh không quá hay, anh chơi đàn cũng không quá điêu luyện, nhưng trong hoàn cảnh lúc đó anh là một ngôi sao, tất cả những người tham dự đều thấy thế. Lúc đó, cháu ao ước có được một người yêu như anh. Lần thứ hai cháu gặp anh tại một buổi hội thảo tâm lý. Anh tham gia phát biểu sôi nổi. Anh dẫn chứng các quan điểm của Freud khiến một đứa sinh viên mới năm thứ nhất như cháu phục lăn. Hôm đó anh đưa cháu về tận KTX. Trên đường đi anh nói với cháu bao nhiêu là chuyện, chuyện gì anh nói cũng mới lạ với cháu, dù anh chỉ hơn cháu có một tuổi. Anh nói có ấn tượng với cháu ngay từ lần gặp đầu tiên và sẽ rất hạnh phúc nếu cháu nhận lời yêu anh. Chẳng hiểu cháu mụ mị thế nào mà đã để anh thơm má trước mặt rất nhiều bạn bè. Kể từ đó cháu đã nghĩ mình là của riêng anh rồi.
Kể từ hôm ấy, anh hay dẫn cháu đi chơi. Nhưng thú thật là cháu bắt đầu chán những gì anh nói, những gì anh làm, bởi anh cứ lặp đi lặp lại những bài cháu đã gặp. Chẳng có gì mới. Chúng cháu đã yêu nhau được hơn một năm và cháu nhận thấy rằng những gì anh biết thật ra chỉ là bề ngoài, rất hời hợt. Anh chỉ biết hát và chơi đàn đúng hai bài. Ở đâu cũng chỉ hai bài ấy. Những gì anh trích dẫn về Freud cũng chỉ có vậy. Hỏi thêm thì tắc tịt.
Hôm vừa tôi cháu có gặp lại cô bạn rất thân từ hồi học phổ thông. Hai đứa chúng cháu đã nói với nhau rất nhiều chuyện, trong đó có chuyện yêu đương. Bạn cháu đã từng có hai mối tình sinh viên kiểu như của cháu. Bạn đã chia tay cũng vì những lý do tương tự như của cháu. Bạn cháu kết luận tình yêu sinh viên hầu hết đều như thế, đừng có đòi hỏi nhiều hơn ở bạn trai khi còn ngồi trên ghế giảng đường, cho dù người ta có lớn hơn mình 1-2 tuổi thì đa số vẫn kiểu nửa vời thế thôi. Phải sau này ra trường, va chạm với trường đời mới tiến bộ được. Tốt nhất là cháu chấm dứt những tình yêu sinh viên kiểu như vậy cho đỡ mệt đầu.
Trước khi gặp lại cô bạn gái rất thân này, cháu vẫn nghĩ: Đã yêu nhau, dù chỉ một ngày cũng là yêu. Nhưng thật sự bây giờ cháu vẫn chưa biết xử lý thế nào bác sỹ ạ.Điều khiến cháu bực mình nhất là người yêu vẫn bằng lòng với cuộc sống hiện tại và thường không tiếp thu ý kiến của cháu. Mấy đêm nay cháu mất ngủ, cháu hay nghĩ đến lời khuyên của bạn gái cháu bác sĩ ạ.
Cháu chờ ý kiến phản hồi của bác sĩ rồi sẽ ra quyết định cuối cùng. Cháu cảm ơn bác sĩ.
Cháu mong bác sĩ cứ thẳng thắn tư vấn giúp cháu như với tư cách của một người bác ruột trong gia đình!
Giáo sư tiến sĩ, bác sĩ tâm thần Lương Cần Liêm: “Thương người” sẽ được “người thương”.
Trong chuyện của cháu, mỗi người có thể hiểu, nghĩ và sống về/với tình yêu một cách khác nhau, nhưng chụm lại một góc là hình ảnh xã hội và văn hóa của yêu thật, mà yêu thật có chiều ngang và có chiều sâu.
Chiều ngang là cách sống hào nhoáng bề ngoài, ít nhiều cần người thấy và mê, còn chiều sâu là tạo ra kỷ niệm lâu dài gắn bó với nhau. Dĩ nhiên,