chiều sâu cần nhiều thời gian và ít hấp dẫn hơn vì có đụng chạm đến thực hành, thực tế, và đưa đến hạnh phúc. Thế thì cái liên kết giữa hai chiều ấy là trí tưởng tượng của hai người gặp nhau trông một lý tưởng sống được chung tay xây dựng từ kinh nghiệm của mỗi người.
Hai người gặp nhau mà thích nhau thì trước tiên là do phần chiều ngang “lẫy lừng”. Nó làm cho chúng ta “mê” trong một buổi gặp hay qua một hành động mà óc tưởng tượng cho hy vọng là có thể kéo dài thật lâu. Khi cơn mê đó đã qua thì ta thất vọng đi tìm cảm giác khác, người khác để tái bản một cuộc gặp mà ta mong gọi đó là tình yêu. Thật ra là một cái hữu tình thôi nên yêu chiều ngang thường lặp đi lặp lại một bài cho một người hay tìm người mới để thử bài với mình.
Cũng nhờ có một chiều ngang thật hữu tình nên tình yêu sâu đậm, có nhiều màu sắc mới từ từ thành hình. Nếu yêu “chiều ngang” có thể như sét đánh vào tim – tiếng Pháp coup de foudre – thì yêu “chiều sâu” dễ gặp những trắc trở. Do đó, có những cặp yêu “nhanh” rồi lập gia đình, làm đám cưới để duy trì, nuôi dưỡng cái hấp dẫn của tình yêu ban đầu, nhưng khi vào thực tế đời sống hằng ngày thì vẫn “chứng nào, tật nấy”.
Do đó, quan niệm người yêu lần đầu mà yêu trọn đời là lý tưởng, hơi tiểu thuyết một tí. Còn quan niệm thoáng “yêu là thử” thì cũng có khuyết điểm. Nếu ta cứ thử nhiều lần thì trong trí dễ bị lôi cuốn bởi tư duy ta là người tài chưa gặp người lý tưởng theo mơ tưởng. Cổ điển nhất là ta yêu người không yêu ta mà chỉ mến ta như bạn thôi.
Thế thì làm sao biết lúc nào phải dừng lại?
Giữa lý tưởng là “yêu người ta thích” và thực tế thực dụng là “ví lý do gì ta yêu thích”, thì tâm lý lọc lòng nhân ái của ta qua những gương mẫu – mẫu là mẹ - của cuộc sống: Gương trong gia đình và trong xã hội. Gương để làm theo, nhưng cũng có gương để không tái bản những gì ta thấy không nên làm.
Như vậy, không có cuộc tình nào mà không xuất phát từ lòng nhân áo và không tường thành qua những gương thấy được về cuộc sống. Tình yêu là động cơ của kế thừa tình nhân ái.
Thế thì “nhân ái” là gì? Nhân ái là “biết cho” để “biết nhận”.
Nếu đôi bên biết “cho và nhận” và ăn khớp với nhau thì “thương người” sẽ được “người thương”. Từ đó, tỉnh cảm không phải là một sự đổi chác, một cách “hối lộ” tình duyên, một sự “mua bán” đôi bên cùng có lợi.